I. Bài số 1
- Nội dung:
+ Giới thiệu vẻ đẹp Long thành với 36 phố phường.
+ Con phố đông đúc, phức tạp: "thật là cũng xinh", "phồn hoa", "Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ."
+ Tâm trạng của nhân vật trữ tình: "nhớ cảnh ngẩn ngơ"
→ Tự hào về cảnh đẹp Long Thành, xen lẫn nỗi nhớ của con người.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “Hàng”.
+ Liệt kê tên các con phố.
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc.
+ Thể hiện sự giàu có, vẻ đẹp nhộn nhịp của Long Thành.
II. Bài số 2
- Nội dung: đối đáp về lịch sử dân tộc.
+ Sông Bạch Đằng chiến thắng giặc 3 lần quân Nam Hán.
+ Núi Lam Sơn gắn với chiến thắng quân Minh của Lê Lợi.
→ Niềm tự hào đất nước tươi đẹp và tự hào về những chiến công anh hùng.
- Nghệ thuật:
+ Kết cấu như một cuộc đối thoại tâm tình.
+ Thể thơ lục bát biến thể.
+ Điệp từ “ba lần”.
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc.
+ Thể hiện tình yêu, niềm tự hào thầm kín của tác giả dân gian.
III. Bài số 3
- Nội dung:
+ Nhắc đến những địa điểm nổi tiếng của Bình Định: núi Vọng Phu, đầm Thị Nại, cù lao Xanh.
+ Nhắc đến món ăn đặc sản: Bí đỏ nấu canh nước dừa.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Có...".
+ Liệt kê các địa danh của Bình Định.
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc.
+ Thể hiện niềm tự hào về danh lam thắng cảnh của Bình Định.
IV. Bài số 4
- Nội dung
+ Nhắc đến những sản vật của Tháp Mười: ca tôm, lúa trời.
+ Ca ngợi sự giàu có, trù phú của thiên nhiên.
→ Giới thiệu những sản vật đặc trưng của miệt Tháp Mười.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “sẵn” và phép liệt kê cá tôm, lúa trời thể hiện sự giàu có và phóng khoáng của sản vật nơi đây.
+ Lối nói như lời tâm tình, lời hát: "Ai ơi".
→ Tác dụng:
+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc.
+ Thể hiện niềm tự hào về những sản vật của Tháp Mười.