I - Nội dung lý thuyết
Trong cuộc họp lớp thảo luận nội dung tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, có nhiều ý kiến trao đổi về các bài viết cho tập san.
Trong vai trò người nói:
Em cũng có ý định viết một bài và muốn trao đổi với các bạn về nội dung bài viết đó.
Trước tiên, em hãy phác thảo những nội dung định nói dưới dạng những gạch đầu dòng. Tiếp theo, trình bày ngắn gọn những nội dung đó.
Trong vai trò người nghe:
Em vừa nghe các bạn trình bày ý kiến trong cuộc họp, hãy tóm tắt nội dung mà bạn đã trình bày theo các bước dưới đây:
Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.
- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.
- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:
+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.
+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.
- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
Phần II - Gợi ý bài nói
- Trong vai trò người nói.
+ Đề xuất ý tưởng thiết kết làm tập san dưới dạng quyển.
+ Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm thầy cô,....
+ Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp của tập thể lớp với thầy cô để tạo cảm giác gần gũi.
+ Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tặng các thầy cô.
- Trong vai trò người nghe.
+ Thiết kế có thể thiết kế độc đáo hơn thành quyển giống như sách.
+ Nội dung cần phong phú hơn như thêm các bài nhạc, vè dân gian,...
+ Hình ảnh cần mang tính chân thực, gần gũi với thầy cô.
+ Tri ân thầy cô bằng một tiết mục văn nghệ lớp tự chuẩn bị.