I. Thiên nhiên Việt Nam
1. Nội dung- Hình ảnh:
+ "biển lúa".
+ "cánh cò".
+ "mây mờ".
+ "núi Trường Sơn".
+ "hoa thơm quả ngọt".
- Màu sắc:
+ màu xanh của lúa, núi non, nền trời.
+ màu trắng cánh cò, mây.
+ màu của hoa thơm quả ngọt.
→ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.
2. Nghệ thuật- Lối thơ, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng như bài ca dao.
- Hình ảnh thiên nhiên bình dị, quen thuộc.
- Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: “Đất nghèo nuôi những anh hùng”.
+ Liệt kê: những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
→ Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam.
II. Con người Việt Nam
1. Nội dung
- Chịu thương chịu khó:
+ "chịu nhiều thương đau". → Thiệt thòi, vất vả.
+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất.
+ "nuôi những anh hùng". → Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.
- Bất khuất anh hùng:
+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Không khuất phục trước khó khăn.
+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.
- Hiền lành, ân tình, thủy chung:
+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất.
+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.
+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung."
- Tài năng:
+ "Trăm nghề trăm vùng".
+ "Dệt thơ trên tre".
2. Nghệ thuật
- Lối thơ, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng như bài ca dao.
- Hình ảnh thiên nhiên bình dị, quen thuộc.
- Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ:
+ Nói quá: "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên"; “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
+ So sánh: "Tay người như có phép tiên".
+ Hoán dụ:
./ Quê hương chịu nhiều thương đau: con người Việt Nam chịu thương đau.
./ Áo nâu: chỉ người nông dân
+ Liệt kê: những phẩm chất, vẻ đẹp của người Việt Nam.
+ Điệp từ: “trăm nghề”, “trăm vùng”.
→ Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả đối với con người Việt Nam.