I. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi
- Những đõ ong:
+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật.
+ Ngày xưa, hai đõ ong "sây".
+ Chiều lỡ buổi (khoảng 4h chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ.
→ Nhiều, sung túc, sai trĩu.
- Nhân vật tôi:
+ Hay ra xem ong họp đàn.
+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi.
→ Vui vẻ, hứng khởi, mê mải.
II. Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại
- Những đõ ong:
+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa.
+ Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.
+ Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu trên cây thì chú hay người khác trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc đõ mới.
+ Nhưng cũng có hôm lỡ vì chú phải ra đồng cày tra.
+ Có lần ong vù vù lên cao, bay mmauu và mất hút trong chốc lát.
→ Ít, bay đi, rời đi.
- Nhân vật tôi:
+ Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.
+ Những lúc cả nhà đi vắng thì còn buồn đễn nỗi khóc một mình, nghe long bị ép lại, như trời hạ xuống.
+ Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.
+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?
→ Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.
=> Nghệ thuật: so sánh, câu hỏi tu từ → Tăng hiệu quả diễn đạt.
III. Bài học
- Đưa ra nhận định thi sĩ phương Tây: Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.
- Liên hệ với bản thân: Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.
- Liên hệ với thơ ca của mình: Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu!