Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục của bài thơ
- Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.
- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.
Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Phân tích khổ 1
- Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội:
+ Địa hình hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội, đầy thử thách: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
+ Thiên nhiên hoang sơ, nhiều nguy hiểm: oai linh thác gầm thét, cọp trêu người.
+ Thiên nhiên thơ mộng: hoa về trong đêm hơi, nhà ai mưa xa khơi.
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến gắn với những chặng đường hành quân đáng nhớ:
+ Những cuộc hành quân gian lao, đầy thử thách: đoàn quân mỏi, Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời, cọp trêu người.
+ Trên những chặng đường ấy, người lính vẫn trẻ trung yêu đời, cứng cỏi: khi thì hóm hỉnh thấy súng ngửi trời, khi thì đầy cảm xúc thấy hoa về trong đêm hơi,…
+ Chặng đường hành quân ấm áp tình quân dân: Nhớ ôi Tây Tiến… thơm nếp xôi.
Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Thiên nhiên và người lính trong khổ 2
- Thiên nhiên miền Tây lãng mạn, trữ tình:
+ Bức tranh chiều sương Châu Mộc gợi cảm với không gian mịt mờ sương (chiều sương ấy), với hình ảnh đơn sơ mà thơ mộng (hồn lau nẻo bến bờ);
+ Thiên nhiên hài hòa với con người (vẻ đẹp của dáng người trên thuyền mềm mại, uyển chuyển như bóng hoa trên mặt nước Có nhớ dáng người…/…hoa đong đưa.
- Người lính Tây Tiến trẻ trung, thích thú:
+ Say mê trước vẻ đẹp và niềm vui của mảnh đất miền Tây.
+ Người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên trí thức ở Hà Nội, họ phấn chấn (bừng lên), ngạc nhiên thú vị (kìa), thích thú với vẻ đẹp nơi xứ lạ.
Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng trong khổ 3:
- Ngoại hình:
+ Có phần tiều tụy (không mọc tóc, quân xanh màu lá) vì đời sống chiến đấu gian khổ
+ Không gợi sự yếu ớt mà vẫn toát lên nét kiêu hùng, dũng mãnh (dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng).
- Tâm hồn hào hoa, phong nhã, nhiều xúc cảm: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
- Cái chết bi tráng, cao cả, hào hùng:
+ Hi sinh nằm lại nơi đất khách quê người (mồ viễn xứ).
+ Xả thân vì nước (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).
+ Cái chết bi tráng (Áo bào thay chiếu anh về đất) để lại sự tiếc thương cho Tổ quốc (Sông Mã gầm lên khúc độc hành).
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Nỗi nhớ Tây Tiến thể hiện trong khổ 4:
- Tinh thần chiến đấu sục sôi, quyết liệt: Tây Tiến người đi… chia phôi.
- Nhà thơ viết Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi bày tỏ tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, lời thề của cảm tử quân Hà Nội, nguyện mãi mãi gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây của đất nước.