Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
- Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên vùng U Minh Hạ: hoang sơ, trù phú nhưng cũng nguy hiểm, nhiều bất trắc.
+ Nhiều kênh rạch, sông nước mênh mông, rừng tràm trải rộng khắp nơi.
+ Nhiều thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu…
+ Cá sấu thường đi ngược sông vào giữa rừng tràm sinh sống, có người phát hiện cái ao sấu lớn ở ngọn rạch Cái Tàu, sấu “nhiều như trái mù u chin rụng”.
- Đặc điểm nổi bật của con người vùng U Minh Hạ:
+ Có sức sống mãnh liệt: bám trụ và gắn bó lâu đời với mảnh đất nhiều nguy hiểm, thử thách như rừng U Minh Hạ.
+ Giàu tình cảm, ân tình ân nghĩa: ông Năm Hên vì anh bị sấu bắt mà quyết trả thù sau thành rành nghề bắt sấu; chi tiết các cụ già sụt sùi nhớ đến tổ tiên, bạn bè từng bỏ mạng chốn rừng sâu nước độc vì miếng cơm manh áo…
+ Trí dũng, gan góc, can trường: “xóm này, thiếu gì trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”; ông Năm Hên bắt sấu…
Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
- Tính cách và tài nghệ của ông Năm Hên:
+ Tính cách: đơn giản, mộc mạc (thuyền ba lá vỏn vẹn chỉ có môt lọn nhang trần vầ một hũ rượu); khiêm tốn (tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít); có tấm lòng nghĩa hiệp, ân tình (bân đầu bắt sấu trả thù cho anh, sau đó bắt sấu để người mình không phải bỏ mạng chứ không vì tiền bạc “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó”); bản lĩnh, thông minh, tài ba (bắt một lúc hơn bốn mươi con sấu ở rạch Cái tàu).
+ Tài nghệ bắt sấu phi phàm:
> Cách bắt sấu thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về.
> Tài nghệ bắt sấu của ông được dân làng ghi nhận, khâm phục và ca ngợi hết lời: Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi…nuôi ổng cho tới già, ở xóm này.
- Bài hát của ông Năm Hên gợi nhiều ý nghĩa và suy nghĩ sâu xa:
+ Bài hát trước hết bày tỏ sự thương tiếc, cảm thông, giải oan cho những linh hồn bỏ mạng nơi rừng xanh nước đỏ vì “manh áo chén cơm”.
+ Bài hát gợi ra những hi sinh, mất mát của nhân dân lao động để bám trụ, gắn bó và khai khẩn vùng rừng U Minh Hạ hoang sơ, bất trắc.
Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, sử dụng điểm nhìn của người trần thuật “giấu mặt”.
+ Ngôn ngữ sống động, mang đậm hơi thở và màu sắc địa phương Nam Bộ.
Câu 4 (trang 55 SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
Cảm nhận về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”:
Miền cực nam Tổ quốc là vùng đất trù phú nhưng là một thứ thiên nhiên hoang sơ, đầy thử thách, ẩn tàng nhiều nguy hiểm. Những con người nơi đây chẳng những cần cù, chăm chỉ, phóng khoáng, dám gắn mình với vùng đất thử thách này mà còn là những con người bản lĩnh, kiên cường và giàu nghĩa hiệp, ân tình