Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975:
- Lịch sử:
+ Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm.
+ Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.
- Xã hội: Vận động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Văn hóa: Điều kiện giao lưu văn hóa chỉ giới hạn trong nước.
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua 3 chặng. Thành tựu của từng chặng như sau:
Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975:
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ, đề cao ý thức công dân của nghệ sĩ.
- Tư tưởng xuyên suốt: văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Cảm hứng chính: hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến.
- Quá trình vận động của nền văn học bám sát chặng đường lịch sử của dân tộc.
- Đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
2. Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Đề tài: đời sống lầm than của nhân dân và con đường đến với cách mạng.
- Hình thức ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Chủ đề: những sự kiện lịch sử lớn lao, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Nhân vật chính: gắn với bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
- Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:
- Nền kinh tế đất nước từng bước chuyển sang kinh tế thị trường.
- Từ 1986, Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.
- Việc tiếp xúc với văn hóa nước ngoài thuận lợi, văn học dịch, báo chí, truyền thông đều phát triển mạnh mẽ.
Câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Thơ ca: trường ca nở rộ với các sáng tác của Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu; Chế Lan Viên và các nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ tiếp tục có những sáng tác đáng chú ý; xuất hiện một số nhà thơ thuộc thế hệ sau 1975 như Y Phương, Nguyễn Quang Thiều.
- Văn xuôi: tiểu thuyết, phóng sự, kí, truyện ngắn đều gặt hái nhiều thành công. Tác giả tiêu biểu có Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,…
- Kịch phát triển khá mạnh mẽ với tên tuổi của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình.
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình khá phát triển.