1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ (những nét chính về tiểu sử, các sáng tác chính…)
- Giới thiệu về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (hoàn cảnh ra đời, tóm tắt vở kịch, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
* Hồn Trương Ba:
- Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt
- Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng
* Xác anh hàng thịt:
- Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt
- Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế
* Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt
⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa khát vọng và dục vọng
b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn
* Những người thân trong gia đình:
- Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”
- Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng
- Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.
* Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.
- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.
⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.
c. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
- Sự giác ngộ về ý thức: Con người sống cần có sự hài hào giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.
+ Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
+ “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”
+ “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.
- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.
+ Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.
+ Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.
=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác.Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung
- Bài học cho bản thân: phải sống là chính mình, không được chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường….