I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về tùy bút Người lái đò sông Đà
II. Tìm hiểu chung Người lái đò sông Đà
1. Tóm tắt tác phẩm
Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa, phản chiếu trời xuân nắng thu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh, cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống. Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng, nấu ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh.
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- “Người lái đò sông Đà” in trong tập Sông Đà (1960), là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.
- Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi.
b. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
- Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò.
- Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung:
- Tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ
- Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác..