I. Sơ đồ - Nhân vật giao tiếp
II. Bài giảng Nhân vật giao tiếp
1. Hoạt động giao tiếp
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, tiên thành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích nhận thức.
- Hoạt động giao tiếp xảy ra: người nói, người nghe.
- Hình thức tồn tại: dạng nói.
2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
3. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luận phiên lượt lời với nhau.
- Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức ngôn ngữ:
+ Vị thế: ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình.
+ Những đặc điểm khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,....)
- Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)