Câu 1 trang 211+212 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. Lỗi lập luận: luận cứ không đáp ứng được luận điểm khiến đoạn văn thiếu thuyết phục.
+ Luận cứ mới tập trung vào thể loại tục ngữ, ca dao trong khi văn học dân gian có đến 12 thể loại.
+ Luận cứ mới đề cập đến khía cạnh hiểu biết về tự nhiên (thời tiết), chưa đề cập đến khía cạnh đời sống xã hội.
b. Lỗi lập luận: luận điểm chưa rõ ràng, luận cứ không thực sự phù hợp với luận điểm.
c. Lỗi lập luận: luận cứ chưa logic, chưa phục vụ hiệu quả cho luận điểm.
d. Lỗi lập luận: luận điểm chưa rõ ràng, luận cứ dẫn dắt quá lan man dài dòng, chưa thực sự phục vụ hiệu quả cho luận điểm.
e. Lỗi lập luận: luận cứ không phù hợp với luận điểm.
g. Lỗi lập luận: luận cứ không cần thiết (cây xà nu là loài cây họ thông…mãnh liệt), câu luận điểm chưa nổi bật và bao trùm.
h. Đoạn văn chứa quá nhiều luận điểm (câu 1, 2, 6, 9), luận cứ chưa toàn diện và liên kết chặt chẽ với luận điểm.
Câu 2 trang 212 SGK Ngữ văn 12, tập 1
a. Cách chữa:
- Bổ sung thêm các thể loại khác của VHDG như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, vè, câu đố, sân khấu…
- Bổ sung luận cứ về đời sống xã hội.
b. Cách chữa: thay câu 1 bằng đoạn sau:
Người thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” không chỉ say mê công việc mà còn rất đỗi lạc quan, yêu đời, yêu người. Bởi vậy, sống và làm việc trên đỉnh núi cao, anh luôn cảm thấy rất thèm người.
c. Cách chữa:
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong bối cảnh khủng khiếp của nạn đói năm 1945. Cái đói khiến người đàn bà bỏ qua lòng tự trọng và cả sự thận trọng để liều lĩnh theo không một người đàn ông. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, tình thương người và khát khao hạnh phúc gia đình khiến Tràng hào hiệp dang tay cưu mang người phụ nữ xa lạ. Họ nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau trong cơn hoạn nạn. Đề cao tình người, đó là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
d. Cách chữa:
Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi, lúc thì êm ả, dịu dàng, khi lại sôi sục, dữ dội. Xuân Quỳnh đã nhìn thấy sự tương đồng của sóng biển với sóng tình yêu trong chính tâm hồn mình. Tình yêu cũng biến đổi phức tạp và kì diệu như thế: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”. Từ đó, Xuân Quỳnh hóa thân vào những con sóng để bày tỏ tình yêu của mình.
e. Cách chữa:
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Tinh thần ấy thể hiện rất rõ trong các đoạn trích được trích học trong SGK. Khi thì đó là lòng yêu mến, thái độ đề cao tài sắc của nàng Kiều, khi thì đó là niềm xót thương đến đau đớn trước những tai họa Kiều phải gánh chịu. Nào là bán mình chuộc cha, nào là phải hi sinh tình đầu, trao duyên lại cho em gái, nào là bị lừa bán vào lầu xanh, nào là bị đày đọa trong cuộc sống xô bồ phải chiều chuộng đám khách làng chơi ô uế… Tất cả những cảnh ngộ ấy làm nổi bật số kiếp hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều và tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
g. Cách chữa: bỏ luận cứ không cần thiết và bổ sung câu luận điểm (Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn xà nu, loài cây quen thuộc và có sức sống mãnh liệt của núi rừng Tây Nguyên, làm biểu tượng nghệ thuật để khắc họa phẩm chất của người dân làng Xô Man).
h. Cách chữa: chọn 1 luận điểm và bổ sung luận cứ sao cho phù hợp và thuyết phục.
VD: Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”. Ví như truyện cổ tích “Tấm Cám” là một bài ca về cái thiện. Trong đó, cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác mà phần chiến thắng vẻ vang thuộc về cô Tấm thảo hiền. Hay những bài ca dao, dân ca tuyệt vời từ lâu đã dạy cho chúng ta về cái đẹp của lối sống nghĩa tình, cái đẹp của tiếng Việt, cái đẹp của tâm hồn. Còn biết bao tác phẩm khác trải rộng trên mọi thể loại của văn học dân gian vẫn luôn bồi đắp cho chúng ta về sự chân thành, tính lương thiện và năng lực thẩm mĩ. Vì lẽ đó, văn học dân gian từ rất sớm đã đồng hành cùng đời sống tinh thần của nhân dân và trở thành nền tảng của văn học viết.