1.Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).
- Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài thơ/đoạn thơ.
3. Luyện tập: (Hướng dẫn các ý chính khi phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang).
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (khổ cuối trong bài Tràng giang), trích dẫn đoạn thơ.
Thân bài:
- Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ nhưng rợn ngợp, buồn thương, trĩu nặng: 2 câu đầu.
- Nỗi nhớ quê nhà sâu sắc, thiết tha: 2 câu sau.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh kì vĩ hấp dẫn, thủ pháp đối lập, vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Quốc, cảm xúc mãnh liệt…
Kết bài: Đoạn thơ thể hiện xúc động tình yêu và nỗi nhớ quê nhà của tác giả.