I. KIẾN THỨC CHUNG
a. Các kiểu loại văn bản
b. Cách viết văn bản
Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc:
Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
Viết văn bản:
Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.
II. KIẾN THỨC VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đề tài và kiểu bài cơ bản của văn nghị luận
Gồm 2 nhóm đề tài: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Nội dung nghị luận
Bàn về những vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,…của con người.
- Yêu cầu
Phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Bố cục
+ Mở bài: Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
+ Thân bài:
> Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
> Giải thích khái niệm của đề bài.
> Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
> Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
+ Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước tư tưởng, đạo lý đó.
b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nội dung nghị luận
Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đói với xã hội, đáng khen, đáng che hay có vấn đề đáng suy nghĩ
- Yêu cầu
Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Chỉ ra nguyen nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- Bố cục
+ Mở bài: cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
+ Thân bài:
> Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
> Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống;
> Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.
> Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.
+ Kết bài: cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
c. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nội dung nghị luận
Trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về nọi dung và nghệ thuật của đoạn thơ (bài thơ).
- Yêu cầu
Nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích những yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bố cục
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
+ Thân bài:
> Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
> Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
> Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.
> Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
> Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,...của bài thơ để phân tích.
+ Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
d. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nội dung nghị luận
Bình luận, phân tích một ý kiến bàn về văn học như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,...
- Yêu cầu
> Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.nghị luận cần có những hiểu biết về văn học.
> Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
> Thành thạo các thao tác nghị luận.
- Bố cục
+ Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề.
Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
+ Thân bài:
Giải thích, làm rõ vấn đề.
Bàn bạc, khẳng định vấn đề.
Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
+ Kết bài:
Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
e. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Nội dung nghị luận:
Trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Yêu cầu
Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Bố cục
+ Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích.
+ Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Lập luận trong văn nghị luận
a. Lập luận:
- Là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
- Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch.
- Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
+ Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
+ Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
+ Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
b. Các thao tác lập luận cơ bản:
Thao tác lập luận phân tích.
Thao tác lập luận so sánh.
Thao tác lập luận chứng minh.
Thao tác lập luận giải thích.
Thao tác lập luận bác bỏ.
Thao tác lập luận bình luận.
3. Diễn đạt trong văn nghị luận
- Cách dùng từ ngữ:
Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
- Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu:
Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.
- Cách xác định giọng điệu:
Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước,…
- Các lỗi về diễn đạt thường gặp:
Dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách.
Sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận,…