I. Sơ đồ - Phân tích Đàn ghi ta của Lor-ca
II. Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về nhà thơ Thanh Thảo, khái quát về bài thơ Đàn ghita của Lorca.
2. Thân bài
a. Hình ảnh người nghệ sĩ Lorca
- Hai dòng thơ đầu:
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
- Hình ảnh Lorca xuất hiện gắn với tiếng đàn, mà tiếng đàn ấy tan ra thành bọt nước => cách diễn đạt lạ hóa, cái vốn được cảm nhận bằng thính giác (tiếng đàn) thì Thanh Thảo đã diễn tả nó bằng thị giác (đây là cách các nhà thơ siêu thực thường dùng) => gợi sự mong manh, dễ vỡ.
- Lorca xuất hiện trên nền văn hóa của Tây Ban Nha qua hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”:
+ Hình ảnh thực: gợi môn đấu bò tót - một nét sinh hoạt văn hóa của đất nước Tây Ban Nha.
+ Hình ảnh biểu trưng: đấu trường chính trị quyết liệt, ở đó diễn ra cuộc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ đối với bọn phát xít và cuộc đấu tranh cách tân nền nghệ thuật già nua => bi kịch rất dễ xảy ra với Lorca.
- “Li-la Li-la Li-la”:
+ Tên một loài hoa đẹp (Tử Đinh Hương) đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha.
+ Những nốt nhạc mô phỏng âm thanh của tiếng đàn.
=> Nghệ thuật láy âm li-la li-la li-la => gợi hợp âm của tiếng đàn ghita, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia li, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ.
- Ba dòng thơ tiếp:
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
+ Hình tượng Lorca là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp nhưng đơn độc, là một kị sĩ lãng du phóng khoáng, là một du ca yêu tự do và thầm lặng.
b. Cái chết của Lor-ca và nỗi xót xa trước cái chết ấy
* Đoạn thơ mang tính chất tự sự, diễn tả lại giây phút kinh hoàng của Lorca: người nghệ sĩ Lorca đang tự do trên hành trình cách tân nghệ thuật và đấu tranh cho khát vọng tự do thị bị bọn phát xít bắt và giết hại.
- Hình ảnh Lorca bị điệu về bãi bắn “chàng đi như người mộng du” gợi hình ảnh thực, mộng du theo tiếng đàn, giai điệu thiết tha.
- Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” - một ám ảnh nghệ thuật: không còn là màu đỏ gắt mà là màu của máu, gợi cái chết đầy bi thảm của Lorca.
* Nỗi xót xa trước cái chết được thể hiện thông qua hình ảnh tiếng đàn:
“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy”
- Điệp ngữ “tiếng ghi ta” được nhắc lại 4 lần kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác như một tiếng nấc nghẹn ngào:
- tiếng ghi ta nâu: biểu trưng cho tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.
- tiếng ghi ta lá xanh: biểu trưng cho tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.
- tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: số phận Lor-ca oan khiên, thảm khốc.
=> Tất cả diễn tả lòng tiếc thương của nhân dân Tây Ban Nha nói chung, của tác giả Thanh Thảo nói riêng đối với cái chết đầy oan khuất của Lorca.
c. Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lorca
- Hai dòng thơ đầu:
"Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang"
=> Tác giả đã so sánh sức sống nghệ thuật của Lorca như cỏ mọc hoang. Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, là khát vọng nghệ thuật mà cả đời Lorca theo đuổi, là cái đẹp mà mọi thế lực cũng không thể hủy diệt được, nó sẽ sống mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
- Hai dòng thơ sau: hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng gợi sự tiếc thương, đau xót trước cái chết thương tâm của Lorca và những giọt nước mắt ấy sẽ vĩnh hằng như vầng trăng mãi long lanh trong đáy giếng.
=> Sự đa nghĩa của các câu thơ, hình ảnh tượng trưng siêu thực, hình ảnh ẩn dụ Lorca và cái chết của ông gợi nỗi đau, gợi sự tỏa sáng trường tồn, bất diệt.
+ Hình ảnh “đường chỉ tay" tượng trưng cho số phận con người.
+ Dòng sông tượng trưng cho ranh giới trong cõi sống và cõi chết.
- Câu thơ “Lorca bơi sang ngang / trên chiếc ghita màu bạc" tượng trưng cho hình ảnh Lorca giã từ cõi thực sang thế giới bên kia nhưng vẫn luôn gắn bó với nghệ thuật. Dù cuộc đời Lorca ngắn ngủi, đơn độc nhưng với ông nghệ thuật là khát vọng cả đời ông theo đuổi.
- Các động từ “ném lá bùa, ném trái tim” tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay với những hệ lụy trần gian của Lorca đồng thời thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, sự cảm thông, kính trọng chân thành của Thanh Thảo.
- Câu thơ cuối bài là chuỗi âm thanh “li-la li-la li-la” tượng trưng cho niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của cuộc đời và tên tuổi của Lorca.
=> Lorca bị bắn chết nhưng hình ảnh của ông vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân cùng với cây đàn bất tử.
3. Kết bài:
Cảm nhận chung về bài thơ.