Phân tích Mùa lá rụng trong vườn

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Ma Văn Kháng: Phong cách nghệ thuật: kết hợp giữa tính hiện thực và tính nhân văn, giữa triết lí và trữ tình; quan tâm đến vấn đề giá trị đạo đức giữa biến động lớn lao của thời cuộc.

- Giới thiệu chung về tác phẩm: Tác phẩm ra đời khi Ma Văn Kháng trở về Hà Nội và đất nước có những bước chuyển mình sau chiến tranh. Công cuộc đổi mới đó có ảnh hưởng sâu sắc tới từng gia đình – tế bào của xã hội.

 

2. Thân bài

a. Nhân vật chị Hoài

* Mang vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn giản dị, mộc mạc, đằm thắm và đôn hậu:

- Vẻ đẹp ngọai hình: "người thon gọn trong cái áo lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi".

Vẻ đẹp tâm hồn:

 + Thùy mị, nết na, sống tình cảm với mọi người: thái độ thân mật, vui vẻ, lời nói ấm áp.

 + Có quá khứ đáng trân trọng và khâm phục: Là dâu trưởng, vợ liệt sĩ.

 + Là người giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt: Tuy đã lập gia đình mới những vẫn lên thăm và mang quà cho nhà chồng cũ.

+ Là người phụ nữ bản lĩnh, đảm đang, biết vượt lên trên số phận: xây dựng gia đình mới, làm chủ nhiệm hợp tác xã,...

* Chị là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý giá trước những "cơn địa chấn" xã hội.

 

b. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên

* Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài

- Ông Bằng:

+ Chuẩn bị tâm thế chỉn chu để cúng tất niên: “cố đi cho ngay ngắn”, phong thái “trang trọng, chỉnh tề hơn”; gương mặt “ánh lên cái cảm xúc…hai bên cằm”.

+ Bất ngờ và xúc động khi gặp lại chị Hoài: “sững lại”, “mắt ông chớp liên hồi…ông sắp khóc òa”, giọng rè rè, khàn đặc.

+ Yêu quý con dâu như ngày nào: ân cần hỏi han.

- Chị Hoài:

+ Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng: “không chủ động được mình”, “lao về phía ông Bằng…hai hàng gạch hoa”, thốt lên tiếng chào như tiếng nấc.

+ Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về gia đình hiện tại của mình.

* Tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình này như trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp.

* Lưu giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống: Thờ cúng tổ tiên một cách trịnh trọng và trang nghiêm.

3. Kết bài:

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu hỏi trong bài