I. Sơ đồ - Phong cách ngôn ngữ khoa học
II. Những vấn đề cơ bản về phong cách ngôn ngữ khoa học
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa , văn bản khoa học phổ cập.
- Văn bản khoa học chuyên sâu:
+ Bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,...
+ Thường mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.
- Văn bản khoa học giáo khoa:
+ Bao gồm: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,... về các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn.
+ Ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp.
- Văn bản khoa học phổ cập:
+ Bao gồm: các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật...
+ Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.
+ Yêu cầu: viết dễ hiểu, hấp dẫn.
+ Có thể dùng lối miêu tả, ví von so sánh sinh động, gần gũi dễ đưa vào thực tế.
2. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: văn,:Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí).
II. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:
1. Tính khái quát, trừu tượng
- Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.
- Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học.
2. Tính lí trí, lo-gic
- Ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, lô gích.
- Một nhận định, một phán đoán khoa học cũng phải chính xác.
- Tính lô gích, lí trí còn thể hiện trong đoạn văn. Đó là sự sắp xếp sao cho các câu, các đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Tất cả đều phục vụ cho văn bản khoa học.
* Tóm lại: Tính lí trí và lô gích trong văn bản khoa học thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
3. Tính khách quan, phi cá thể
Ngôn ngữ khoa học có cái nét chung nhất là phi cá thể. Nó khoa học, không thể hiện tính cá nhân. Nó có màu sắc trung hoà, ít cảm xúc.