Tìm hiểu chung về Vợ nhặt

I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về tác phẩm Vợ nhặt

Tìm hiểu chung về Vợ nhặt - ảnh 1

II. Tìm hiểu chung về Vợ nhặt

1. Tóm tắt tác phẩm

       Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chàng trai nghèo đói, lại là dân xóm ngụ cư) dẫn một người đàn bà lạ về nhà khiến mọi người đều ngạc nhiên. Trước đó, chỉ hai lần gặp gỡ, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, Thị đã chấp nhận theo Tràng về làm vợ. Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng. Mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu. Sáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng dậy sớm thu dọn nhà cửa. Trông thấy cảnh tượng ấy, Tràng thấy thương yêu và gắn bó với gia đình của mình. Trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng.

 

2. Tìm hiểu chung

2.1 Xuất xứ

- In trong tập Con chó xấu xí (1962).

- Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2.2 Bố cục (4 đoạn)

- Đoạn 1 (từ đầu đến... thành vợ chồng.): Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.

- Đoạn 2 (tiếp theo đến... cùng đẩy xe bò về.): Hoàn cảnh Tràng và Thị trở thành vợ chồng.

- Đoạn 3 (tiếp theo đến... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.): Tràng ra mắt cô vợ nhặt với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ.

- Đoạn 4 (còn lại): Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.

2.3 Ý nghĩa nhan đề

- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.

- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.

=> Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.

2.4 Ý nghĩa tình huống truyện

- Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống truyện éo le, độc đáo, đau xót thấm đẫm tình người:

+ Anh Tràng - con nhà nghèo, xấu xí, ngây ngô, dân xóm ngụ cư bỗng dưng có vợ theo về mà lại là vợ nhặt trên đường trên chợ.

+ Việc Tràng có vợ khiến cả người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và cả chính Tràng cũng ngạc nhiên.

- Tình huống truyện là lời tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.

 

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

3.1 Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực: Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.

- Giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

+ Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

+ Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc.

+ Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực.

3.2 Giá trị nghệ thuật

+ Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn.

+ Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí.

+ Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí.

 

Câu hỏi trong bài