I. Các bước chuẩn bị phát biểu
1. Câu 1 (trang 115 SGK Ngữ văn 12, tập 2)
- Chủ đề của hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung sau: thực trạng, tác hại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình vấn nạn tai nạn giao thông.
- HS tùy vào hiểu biết và mức độ quan tâm mà lựa chọn nội dung. VD: lựa chọn vấn đề giải pháp vì các nội dung như thực trạng, tác hại, nguyên nhân đã được phổ biến rộng rãi nhưng giải pháp khắc phục tình trạng này thì còn nan giải, cần được bàn luận.
2. Câu 2 (trang 115 SGK Ngữ văn 12, tập 2)
- Nội dung: Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chính của tai nạn giao thông.
- Những ý cơ bản: thực trạng, tác hại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng đi ẩu.
II. Phát biểu ý kiến
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 12, tập 2)
Chủ đề thảo luận: Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
- Bác bỏ ý 1 và ý 2, đồng tình với ý 3 và ý 4.
- Khi phát biểu, tùy vào quan điểm riêng, HS lựa chọn phát biểu bác bỏ hoặc đồng tình với các ý kiến trên hoặc phát biểu ý kiến riêng ngoài những ý đã có.
- VD: Bác bỏ quan điểm Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, … có tất cả.
+ Hạnh phúc là trạng thái mãn nguyện, vui vẻ, thư thái trong sâu thẳm tâm hồn.
+ Hạnh phúc đối với mỗi người khác nhau, con người có thể cảm thấy hạnh phúc bởi nhiều lí do như nhận được tình yêu thương chân thành, đạt được thành tựu lớn, kiếm được nhiều tiền bạc, giúp đỡ được nhiều người,…
+ Tiền là một trong những điều kiện giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn, tiền là phương tiện không phải là mục đích sống nên nó không phải là lí do duy nhất và tuyệt đối đem lại hạnh phúc, nhiều người không có nhiều tiền nhưng vẫn hạnh phúc.
+ Có tiền không phải là có tất cả.
+ Hạnh phúc thực sự là khi con người sống chân thành, tự lập, ý nghĩa và cống hiến.
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 12, tập 2)
Phát biểu ý kiến về quan niệm: Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên.
+ Vào trường đại học mình yêu thích là nguyện vọng chính đáng của học sinh, đó là môi trường học tập lí tưởng, bổ ích cho người trẻ bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng.
+ Tuy vậy, đó không phải là con đường lập thân duy nhất. Mỗi người tùy vào năng lực, sở thích, hoài bão, điều kiện gia đình, cá tính riêng của mình mà lựa chọn con đường phù hợp với mình như vào đại học, đi học nghề, ra lao động…
+ Dù chọn con đường nào, người đi trên con đường đó đều phải học hỏi không ngừng, nỗ lực vươn lên và sống có lí tưởng, có đạo đức để có thể lập thân.
+ Học tập không phải chỉ trong trường học, học tập là suốt đời. Bởi vậy, ở đâu có ý chí, ở đó có con đường, cần loại bỏ tư tưởng hạn hẹp coi vào đại học là con đường duy nhất.