I. Hoạt động giao tiếp: Các nhân tố và các quá trình của hoạt động giao tiếp:
1. Hoạt động giao tiếplà hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
2. Các quá trình của Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
– Quá trình tạo lập văn bản: do người nói hay người viết thực hiện.
– Quá trình lĩnh hội văn bản: do người nghe hay người đọc thực hiện.
– Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau.
II. Dạng nói và dạng viết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
– Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở 2 dạng nói và viết.
– Khác biệt:
+ Điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản:
Dạng nói: trực tiếp
Dạng viết: trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Kênh giao tiếp:
Dạng nói: ngôn ngữ nói
Dạng viết: chữ viết
+ Phương tiện phụ trợ:
Dạng nói: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ…
Dạng viết: dấu câu, kí hiệu văn tự…
+ Dùng từ đặt câu và tổ chức văn bản:
Dạng nói: từ khẩu ngữ, câu tỉnh lược…
Dạng viết: từ chọn lọc, câu rõ ràng và các thành phần.
III. Ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ:
1. Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng NN và tạo lập VB đthời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo VB
2. Các nhân tố của ngữ cảnh:
– Nvật gtiếp: người nói, người nghe
– Bối cảnh giao tiếp:
+ bối cảnh giao tiếp rộng
+ bối cảnh giao tiếp hẹp
+ hiện thực được nói tới
– Văn cảnh
IV. Nhân vật giao tiếp:
1. Các NVGT đều có khả năng tạo lập và lĩnh hội VB. Trong gtiếp ở dạng nói họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên trả lời với nhau.
2. Các NVGT tiếp có vtrí thế ngang hàng hoặc cách biệt, xa lạ hay thân tình. Nhữg đặc điểm đó cùng với nhưng đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…) luôn chi phối lời nói của họ về ND lẫn HT ngôn ngữ.
V. Ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân của nh vật trong giao tiếp:
Ngôn ngữ là tải sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
VI. Hai thành phần nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp:
– Nghĩa SV: ứng với sự việc đề cập đến.
– Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc người nghe.
VII. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi giao tiếp:
Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, kĩ năng, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo quy tắc chung. Ngoài ra cần phải đề cao phẩm chất văn hóa, lsự trong gtiếp ngôn ngữ, tránh những biểu hiện thô tục làm vẩn đục ngôn ngữ.