I. Sơ đồ - Tìm hiểu chung về bài thơ Tây Tiến
II. Tìm hiểu chung về bài thơ "Tây Tiến"
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 (Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều học sinh - sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”).
+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.
+ Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa - Thượng Lào.
+ Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh).
+ Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.
+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời.
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).
- Nhan đề: Ban đầu là "Nhớ Tây Tiến" sau đổi thành "Tây Tiến" => Giúp cho tâm tư tình cảm của tác giả trở nên kín đáo hơn.
b. Bố cục của bài thơ
- Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.
- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.
- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.
b. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn.
- Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực.
- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.