I. Sơ đồ - Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội
II. Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề.
– Nêu vấn đề.
– Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có).
2. Thân bài
Sử dụng các thao tác đã học để nghị luận:
* Giải thích vấn đề
– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
– Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề
Bản chất của thao tác này là nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề:
– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược điểm của vấn đề.
– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
– Đề xuất giải pháp
3. Kết bài
– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
– Thông điệp chung tới mọi người.