Câu 1 trang 183 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Khái niệm: Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm: tất cả các tác phẩm văn học, tất cả các hình thức tồn tại của văn học, các thành tố của đời sống văn học (tác giả, người đọc, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác…).
- Các quy luật chung của quá trình văn học:
+ Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học ấy.
+ Phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau tiếp thu giá trị văn học của người trước và tạo nên những giá trị mới.
+ Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn phát huy tinh hoa văn học truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn học nước ngoài.
Câu 2 trang 183 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Văn học Phục hưng: tồn tại khoảng thế kỉ 15 và 16, tư tưởng chủ đạo là đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ.
- Chủ nghĩa cổ điển: tồn tại vào thế kỉ 12 ở Pháp, coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, đề cao lí trí, sáng tác theo quy phạm chặt chẽ.
- Chủ nghĩa lãng mạn: hình thành ở các nước Tây Âu sau CMTS Pháp (1789), đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, xây dựng hình tượng nghệ thuật phù hợp với lí tưởng và mơ ước của nhà văn.
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán: tồn tại vào thế kỉ 19, thiên về nguyên tắc khách quan, chọn đề tài trong đời sống hiện thực, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình.
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: tồn tại vào thế kỉ 20, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.
- Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:
+ Chủ nghĩa siêu thực: quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nhà văn.
+ Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: quan niệm thực tại còn bao gồm đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, huyền thoại, truyền thuyết…
+ Chủ nghĩa hiện sinh: miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại xa lạ, phi lí.
- Các trào lưu văn học ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thập niên 30 của thế kỉ XX:
+ Trào lưu lãng mạn: đại diện tiêu biểu là phong trào Thơ mới và văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn.
+ Trào lưu hiện thực phê phán: thành công với tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự (tác giả tiêu biểu có Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao…).
+ Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: tiêu biểu là các tác giả như Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài…
Câu 3 trang 183 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.
Câu 4 trang 183 SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt.
- Sự độc đáo, sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung: đề tài, chủ đề, thể hiện hình ảnh, nhân vật, xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện…
- Độc đáo trong hệ thống phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật: sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại, cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm…