Câu 1 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Câu 2 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,...
Câu 3 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống nghịch lí tạo bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật
- Cảnh đẹp trời cho >< Cuộc đời nghiệt ngã.
- Thằng Phác bênh mẹ, đánh bố.
- Người đàn bà từ chối li hôn với người chồng vũ phu ⇒ nghịch lí.
⇒ Cốt truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống, góp phần bộc lộ tính cách con người.
- Tư tưởng nghệ thuật:
+ Bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều.
+ Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật.
+ Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người.
Câu 4 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
- Được sống là đáng quý, nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn nhưng giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao
Câu 5 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Câu 6 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
+ Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
+ Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
+ Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh về ng hoa trên mộ Hạ Du,...
+ Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.
Câu 7 (trang 197 SGK Ngữ văn 12 Tập 2):
Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê:
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.