1. Dãy số có giới hạn 0
Định nghĩa: Ta nói dãy số (un) có giới hạn 0 nếu mọi số hạng của dãy số đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn một số dương nhỏ tùy ý cho trước kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Khi đó, ta viết: limn→+∞(un)=0, viết tắt là lim(un)=0 hoặc limun=0.
Một số dãy số có giới hạn 0 thường gặp:
lim1n=0,lim1√n=0,lim13√n=0,..
Định lý 1: Cho hai dãy số (un) và (vn). Nếu |un|≤vn với mọi n và limvn=0 thì limun=0.
Định lý 2: Nếu |q|<1 thì limqn=0.
2. Dãy số có giới hạn hữu hạn
Định nghĩa: Ta nói dãy số (un) có giới hạn là số thực L nếu limn→+∞(un−L)=0.
Khi đó, ta viết: limn→+∞(un)=L, viết tắt là lim(un)=L hoặc limun=L.
Định lý 1: Giả sử limun=L. Khi đó:
i) lim|un|=|L| và lim3√un=3√L.
ii) Nếu un≥0 với mọi n thì L≥0 và lim√un=√L
Định lý 2: Giả sử limun=L,limvn=M và c là một hằng số. Khi đó:
i) Các dãy số (un+vn),(un−vn),(un.vn) và (c.un) có giới hạn là:
+) lim(un+vn)=L+M
+) lim(un−vn)=L−M
+) lim(un.vn)=L.M
+) lim(c.un)=c.L
ii) Nếu M≠0 thì dãy số (unvn) có giới hạn là limunvn=LM.
Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn
Với cấp số nhân (un) có công bội q thỏa mãn |q|<1 thì:
S=u1+u2+...+un+...=u11−q
3. Dãy số có giới hạn vô cực
Định nghĩa:
a) Dãy số (un) có giới hạn +∞ nếu mọi số hạng của dãy số đều lớn hơn một số dương tùy ý cho trước kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Khi đó, ta viết limn→+∞(un)=+∞, viết tắt là lim(un)=+∞ hoặc limun=+∞.
b) Dãy số (un) có giới hạn −∞ nếu mọi số hạng của dãy số đều nhỏ hơn một số âm tùy ý cho trước kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Khi đó, ta viết limn→+∞(un)=−∞, viết tắt là lim(un)=−∞ hoặc limun=−∞.
Nhận xét:
i) limn=+∞,lim√n=+∞, lim3√n=+∞
ii) Nếu limun=−∞ thì lim(−un)=+∞
Một số quy tắc tìm giới hạn vô cực:
