1. Hàm số tuần hoàn
Hàm số y=f(x) có TXĐ D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số T≠0 sao cho:
a) ∀x∈D đều có x−T∈D,x+T∈D.
b) ∀x∈D đều có f(x+T)=f(x).
Số T>0 nhỏ nhất thỏa mãn các tính chất trên được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn y=f(x).
2. Các hàm số lượng giác

a) Hàm số y=sinx
- Có TXĐ D=R, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì 2π, nhận mọi giá trị thuộc đoạn [−1;1].
- Đồng biến trên mỗi khoảng (−π2+k2π;π2+k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (π2+k2π;3π2+k2π).
- Có đồ thị là đường hình sin đi qua điểm O(0;0)

b) Hàm số y=cosx
- Có TXĐ D=R, là hàm số chẵn, tuần hoàn với chu kì 2π, nhận mọi giá trị thuộc đoạn [−1;1].
- Đồng biến trên mỗi khoảng (−π+k2π;k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π;π+k2π)
- Có đồ thị là đường hình sin đi qua điểm (0;1)

c) Hàm số y=tanx
- Có TXĐ D=R∖{π2+kπ,k∈Z}, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì π, nhận mọi giá trị thuộc R.
- Đồng biến trên mỗi khoảng (−π2+kπ;π2+kπ).
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=π2+kπ làm đường tiệm cận.

d) Hàm số y=cotx
- Có TXĐ D=R∖{kπ,k∈Z}, là hàm số lẻ, tuần hoàn với chu kì π, nhận mọi giá trị thuộc R.
- Nghịch biến trên mỗi khoảng (kπ;π+kπ).
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=kπ làm đường tiệm cận.

3. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tìm TXĐ của hàm số.
Phương pháp:
Sử dụng điều kiện xác định của các hàm phân thức, hàm căn bậc, hàm lượng giác (tan, cot).
- Hàm số y=√f(x) xác định nếu f(x)≥0.
- Hàm số y=1f(x) xác định nếu f(x)≠0.
- Hàm số y=tanu(x) xác định nếu cosu(x)≠0⇔u(x)≠π2+kπ.
- Hàm số y=cotu(x) xác định nếu sinu(x)≠0⇔u(x)≠kπ.
Dạng 2: Tìm chu kì của hàm số.
- Hàm số y=sin(ax+b),y=cos(ax+b) tuần hoàn với chu kỳ T=2π|a|.
- Hàm số y=tan(ax+b),y=cot(ax+b) tuần hoàn với chu kỳ T=π|a|.
- Hàm số y=f1(x),y=f2(x) lần lượt có chu kỳ T1,T2 thì hàm số y=f1(x)±f2(x) có chu kỳ T0=BCNN(T1,T2)
Dạng 3: Tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác.
Phương pháp:
Sử dụng các đánh giá −1≤sinx≤1;−1≤cosx≤1 để đánh giá tập giá trị của hàm số.
Khi tìm GTNN, GTLN cần xét điều kiện dấu “=” xảy ra.