Đề bài
Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là?
A. Mĩ – Liên Xô – Nhât Bản.a
B. Mĩ – Tây Âu – Liên Xô.
C. Mĩ – Anh – Liên Xô.
D. Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản.
Câu 2: Đặc điểm của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là?
A. Kinh tế phát triển nhanh.
B. Kinh tế phát triển chậm chạp.
C. Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Kinh tế phát triển xen lẫn với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Câu 3: Giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là giai đoạn?
A. Từ năm 1952 đến năm 1973.
B. Từ năm 1945 đến năm 1952.
C. Từ năm 1960 đến năm 1973.
D. Từ năm 1952 đến năm 1960.
Câu 4: Nguyên nhân chung nhất dẫn tới sự phát triển của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim là?
A. Các quốc gia này đều coi trọng nhân tố con người.
B. Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để làm giàu.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
A. Đánh dấu sự sụp đổ của một mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đánh dấu sự thắng lợi của Mĩ trong việc thực hiện Chiến lược toàn cầu.
C. Đánh dấu sự sụp đổ của hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh.
Câu 6: Nội dung nào không đúng khi nói về nội dung mà Quốc dân đại hội ở Trung Quốc đã thông qua trong cuộc họp ngày 29 – 12 – 1911?
A. Thông qua Hiến pháp lâm thời.
B. Bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
C. Tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do dân chủ của mọi công dân.
Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
C. Mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản với các nước phát xít.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
Câu 8: Mục đích của Mĩ khi thực hiện kế hoạch Mác – san (1947) là?
A. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh quân sự để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Phương pháp:suy luận, sgk 12 trang 59.
Câu 9: Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có điểm hạn chế là?
A. Lãnh thổ không rộng, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. Tình hình chính trị thiếu ổn định.
C. Dân số già hóa nhanh chóng.
D. Trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.
Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Ấn Độ
B. Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ.
C. Tổ chức Ấn Độ giáo.
D. Đảng quốc đại
Câu 11: Nước cộng hòa da đen đầu tiên được thành lập ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX là?
A. Mê – hi – cô.
B. Braxin.
C. Ác – hen – ti – na.
D. Hai –i – ti.
Câu 12: Ở châu Phi, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) của nhân dân Việt Nam?
A. An – giê – ri
B. Ăng – gô - la
C. Tuy – ni – di
D. Ai Cập
Câu 13: Nước nào được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mê – hi – cô.
B. Ác – hen – ti – na.
C. Pê – ru.
D. Cuba.
Câu 14: Kẻ thù chính của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Chế độ độc tài thân Mĩ.
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A- pác – thai.
D. Đế quốc Mĩ.
Câu 15: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là?
A. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
C. Thừa nhận chế độ đa nguyên, đa đảng.
D. Kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Câu 16: Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?
A. Thiết lập quan hệ láng giềng thân thiết giữa hai quốc gia trên lãnh thổ nước Đức.
B. Tình trạng đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày càng căng thẳng.
C. Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước ở châu Âu.
D. Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp.
Câu 17: Để giữ gìn chủ quyền của đất nước, vua Ra –ma V (Xiêm) đã thực hiện chính sách nào?
A. Thực hiện cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
B. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho các nước đế quốc.
C. Thực hiện chính sách “mở cửa” để giao lưu buôn bán với bên ngoài.
D. Cắt một phần lãnh thổ cho các nước đế quốc để cầu hòa.
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thu được nhiều vũ khí từ Đức, Nhật Bản.
B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.
D. Là nước thắng trận, chiếm được nhiều thuộc địa.
Câu 19: Yếu tố nào sau đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?
A. Chủ nghĩa li khai
B. Chủ nghĩa khủng bố.
C. Sự suy thoái của nền kinh tế.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia khác.
Câu 20: Sự kiện nào sau đây mở ra thời kì phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác được kí kết (1976).
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
C. Vấn đề Cam – pu – chia được giải quyết.
D. Cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam kết thúc.
Câu 21: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tác động tới các nước Tây Âu như thế nào?
A. Khiến các nước Tây Âu bị tổn thất nặng nề.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước này được mở rộng sau chiến tranh.
C. Được coi là cơ hội vàng cho sự phát triển của kinh tế Tây Âu sau chiến tranh.
D. Biến các nước Tây Âu trở thành khu vực chiếm đóng của quân đội Mĩ sau chiến tranh.
Câu 22: Thực chất cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là?
A. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội.
B. Một cuộc chiến tranh cục bộ nằm trong khuôn khổ của Chiến tranh lạnh.
C. Cuộc đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
D. Cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
Câu 23: Nước nào có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ thập niên 80 – 90 của thế kỉ XX?
A. Mĩ.
B. Singapo
C. Nhật Bản.
D. Trung Quốc.
Câu 24: Trong cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc, cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là?
A. Ban thư kí.
B. Tòa án quốc tế.
C. Hội đồng bảo an.
D. Đại hội đồng.
Câu 25: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (tháng 2 – 1945), khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của?
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Tư bản phương Tây.
D. Các nước Đông Âu.
Câu 26: Sự kiện nào dưới đây được xem là sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh?
A. Sự ra đời của “Kế hoạch Mác – san” (1947).
B. Sự thành lập của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949.
C. Sự thành lập của Tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va (1955).
D. Thông điệp của Tổng thống Truman gửi tới Quốc hội Mĩ (1947).
Câu 27: Lực lượng nắm giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Công nhân.
B. Tư sản.
C. Tiểu tư sản trí thức.
D. Sĩ phu phong kiến.
Câu 28: Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, một quyết định của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua khi?
A. Không có nước nào bỏ phiếu trắng.
B. Không có nước nào bỏ phiếu chống.
C. Phần lớn các nước bỏ phiếu thuận.
D. Chỉ có một nước bỏ phiếu chống.
Câu 29: Trong giai đoạn sau của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nào?
A. Năng lượng
B. Tin học
C. Công nghệ
D. Sinh học
Câu 30: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Toàn cầu hóa là thời cơ thuận lợi để nước ta phát triển.
B. Toàn cầu hóa là thách thức lớn cho Việt Nam trong giai đoạn mới.
C. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức của Việt Nam trong giai đoạn mới.
D. Toàn cầu hóa không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Câu 31: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Khống chế các nước tư bản đồng minh.
D. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Câu 32: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đầu thế kỉ XX là?
A. Đế quốc thực dân.
B. Đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. Đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 33: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là
A. Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Câu 34: Lực lượng lãnh đạo cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc là?
A. Nông dân.
B. Quan lại phong kiến.
C. Tư sản.
D. Công nhân.
Câu 35: Quốc gia nào được coi là con rồng “nổi trội” nhất trong bốn con rồng kinh tế ở châu Á?
A. Hồng Công
B. Singapo
C. Đài Loan
D. Hàn Quốc
Câu 36: Trong các nội dung dưới đây, đâu là điểm chung trong nội dung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Hen-xin-ki (1975)?
A. Khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.
B. Hợp tác có hiệu quả trong kinh tế, chính trị, văn hóa.
C. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
D. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước về khoa học – kĩ thuật.
Câu 37: Những nước nào sau đây thuộc khối Liên minh được hình thành vào cuối thế kỉ XIX?
A. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Đức, Áo – Hung, Italia.
Câu 38: Nguyên nhân chính dẫn tới sự đối đầu căng thẳng giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương từ năm 1979 đến cuối những năm 80 là
A. Tác động của Chiến tranh lạnh.
B. Vấn đề Campuchia.
C. Các nước Đông Dương đóng cửa nền kinh tế.
D. Các nước ASEAN là đồng minh của Mĩ.
Câu 39: Việc Liên Xô tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm Mĩ lo sợ và phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.
B. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu.
C. Phá thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
D. Làm suy giảm uy tín của nước Mĩ.
Câu 40: Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc là?
A. Phát triển kinh tế.
B. Cải tổ chính trị.
C. Phát triển khoa học – kĩ thuật.
D. Xây dựng văn hóa mang đặc sắc Trung Quốc.
Lời giải chi tiết
1.D | 2.A | 3.C | 4.D | 5.A |
6.C | 7.A | 8.C | 9.A | 10.D |
11.D | 12.A | 13.D | 14.B | 15.A |
16.C | 17.B | 18.B | 19.B | 20.A |
21.A | 22.A | 23.D | 24.C | 25.C |
26.D | 27.B | 28.B | 29.C | 30.C |
31.B | 32.D | 33.D | 34.B | 35.B |
36.C | 37.D | 38.B | 39.C | 40.A |