Đề bài
Câu 1. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc?
A. Ban thư kí.
B. Hội đồng bảo an.
C. Hội đồng quản thác quốc tế.
D. Đại hội đồng.
Câu 2. Nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc được đề ra vào thời điểm nào?
A. Tại Hội nghị Tê-hê-ran (1943).
B. Tại Hội nghị San Phran-xi-xco (Tháng 4 - 6/1945).
C. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945).
D. Tại Hội nghị Pốt-xđam (tháng 7/1945).
Câu 3: Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của:
A. Liên minh châu Âu
B. Hội nghị I-an-ta.
C. ASEAN.
D. Liên hợp quốc.
Câu 4: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định Hội nghị I-an-ta gồm những nước nào?
A. Liên Xô, Anh. Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Anh, Pháp. Mĩ. Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 5. Thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ở Liên Xô (1945- 1950)?
A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940.
B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đều vượt mức sản lượng năm 1940.
C. Sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh (năm 1940).
D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%.
Câu 6. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1948. B. 1949.
C. 1950. D. 1947.
Câu 7. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đối với sự phát triển phong trào cách mạng thế giới.
B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân.
C. Thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ.
D. Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
Câu 8. Điều mà cách mạng Trung Quốc chưa thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 - 1949)?
A. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.
B. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh.
C. Giải phóng toàn bộ Trung Hoa lục địa.
D. Thu hồi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.
Câu 9. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào?
A. 1/8/1949 B. 1/9/1948
C. 1/10/1949 D. 10/1/1949.
Câu 10. Tình hình Trung Quốc sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) là
A. Đất nước nằm trong tình trạng bất ổn định về kinh tế, chính trị.
B. Kinh tế tăng nhanh, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, văn hoá giáo dục có những bước tiến lớn.
C. Kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng chính trị bất ổn định vì cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng.
D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn song nhân dân Trung Quốc vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Câu 11. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, kỉ nguyên độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu.
B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.
C. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã bắt đầu.
D. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản trên khắp toàn Trung Quốc.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương?
A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.
B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.
D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.
Câu 13. Trước năm 1984, Brunei là
A. Một nước trong Liên bang Indonesia độc lập.
B. Một thuộc địa của thực dân Anh.
C. Một nước trong Liên bang Malaysia.
D. Một thuộc địa của thực dân Hà Lan.
Câu 14. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 - 1975) dưới sự lãnh đạo của:
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Lào.
C. Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
D. Đảng FUNCIPEC.
Câu 15. Ngày 12/10/1945 gắn liền với sự kiện nào của lịch sử Lào?
A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
B. Lào bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Lào.
C. Thực dân Pháp công nhận nền độc lập của Lào.
D. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Câu 16. Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Cách mạng Libya bùng nổ (1952).
B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).
Câu 17. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”?
A. Đây là năm có 17 nước ở Bắc Phi giành được độc lập.
B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 18. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ: ở châu Phi cơ bản bị tan rã từ khi nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi.
B. Cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Angola, Môdămbích giành thắng lợi.
C. Sự thắng lợi của nhân dân Nam Rôdêdia đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dimbabuê.
D. Chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho NaMibia.
Câu 19. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mĩ những năm 1945 – 1973 có tác dụng gì?
A. Buộc chính phủ Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho nhân dân
B. Chính phủ Mĩ phải từ bỏ chính sách can thiệp, thống trị khu vực Mĩ Latinh.
C. Chính phủ Mĩ tuyên bố xóa bỏ “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Chính quyền phải hoạch định rõ không gian sinh sống cho người dân da đỏ.
Câu 20. Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là:
A. Kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.
B. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.
D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.
Câu 21. Tổng thống nào của Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh”?
A. Aixenhao B. Truman
C. Kennơdi D. Nichxơn
Câu 22. Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là
A. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.
B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.
C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.
D. Chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.
Câu 23. Nhật Bản đã tiến hành.cải cách ruộng đất như thế nào?
A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân.
B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ.
C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 24. Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?
A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.
C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.
D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.
Câu 25. Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh?
A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
B. Thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đông Nam Á.
C. Nguồn viện trợ quỹ ODA.
D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 26. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là:
A. Củng cố mối quan hệ với các nước lớn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Đối đầu quyết liệt với Liên Xô.
C. Ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
D. Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hộ với các nước trong khối ASEAN.
Câu 27. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là:
A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới.
B. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
Câu 28. Năm 1996, Mĩ và Nhật Bản đã khẳng định
A. Chấm dứt Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 10 năm.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm 20 năm.
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kéo dài vĩnh viễn.
Câu 29. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện từ khi nào?
A. Đầu những năm 70.
B. Cuối những năm 70.
C. Đầu những năm 80.
D. Cuối những năm 80.
Chọn A
Câu 30. Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây là:
A. Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
B. Xô - Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang trong gần 4 thập niên.
C. Các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á - Phi - Mĩ Latinh.
D. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lắng xuống.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1D | 2B | 3D | 4B | 5C | 6B | 7C | 8D | 9C | 10B |
11A | 12C | 13B | 14C | 15D | 16C | 17C | 18B | 19A | 20B |
21B | 22C | 23C | 24C | 25D | 26C | 27C | 28D | 29A | 30A |
Câu 1.
Phương pháp: liên hệ thực tế.
Cách giải: Đại hội đồng là cơ quan có sự tham gia đầy đủ của các nước thành viên và họp mỗi năm một lần.
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 6
Cách giải: Nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước thành viên được tổ chức Liên hiệp quốc đề ra tại Hội nghị Xan Phanranxixco (tháng 4-6/1945).
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 7
Cách giải: Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc là của Liên hiệp quốc.
Chọn D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 4
Cách giải: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định của Hội nghị Ianta bởi ba nước: Anh, Mĩ và Liên Xô.
Chọn B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 10
Cách giải: Sản lượng công nghiệp tăng 73% vào năm 1950.
Chọn C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử,phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Chọn B
Câu 7.
Phương pháp sgk trang 11
Cách giải: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử,phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 24
Cách giải: Điều mà Trung Quốc không thực hiện được sau nội chiến đó là việc không thu hồi được toàn bộ Trung Hoa. Cho đến này Đài Loan chỉ được coi là một bộ phận Trung Quốc nhưng vẫn tự trị.
Chọn D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 21.
Cách giải: Ngày 1-10-1949, Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
Chọn C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 21
Cách giải: Năm 1949-1959, Trung Quốc kinh tế tăng trưởng hơn, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa giáo dục có những bước tiến lớn.
Chọn B
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải: Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã mở ra một kỉ nguyên mơi của xã hội chủ nghĩa, mở ra thời kì độc lập tự do.
Chọn A
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 27
Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp chủ trương thiết lập chế độ trực trị trên toàn Đông Dương.
Chọn C
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 27
Cách giải:Trước năm 1984, Brunei là một thuộc địa của nước Anh.
Chọn B
Câu 14.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải:Nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1955-1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Chọn: C
Câu 15.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Ngày 12/10/1946, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Chọn D
Câu 16.
Phương pháp: ghi nhớ và suy luận.
Cách giải:.Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập năm 1952 được coi là mốc mở đầu quá trình đấu tranh giành độc lập của khu vực Châu Phi.
Chọn C
Câu 17.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Năm 1960 được gọi là năm Châu Phi với sự thắng lợi của 17 nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chọn C
Câu 18.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải:Hệ thống thuộc địa của củ nghãi thực dân cũ cơ bản tan rã khi cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Angola, Moodambich giành thắng lợi.
Chọn: B
Câu 19.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mĩ 1945-1973 buộc Mĩ phải nhượng bộ quyền lợi cho nhân dân.
Chọn A
Câu 20.
Phương pháp: ghi nhớ, phân tích
Cách giải: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, kinh tế Mĩ đứng trước tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
Chọn B
Câu 21.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Tổng thống Truman là tổng thống Mĩ phát động Chiến tranh lạnh nổi tiếng với học thuyết Truman.
Chọn: B
Câu 22.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:Trong thời gian mải đối đầu nhau, Liên Xô và Mĩ đã bị thụt lùi lại so với các nước ở Tây Âu và Nhât Bản nên cần chấm dứt Chiến tranh lạnh để củng cố lại vị trí của mình.
Chọn: C
Câu 23.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Nhật Bản tiến hành chia ruộng đất địa chủ chỉ được giữ 3ha, còn lại đem bán cho nhân dân.
Chọn C
Câu 24.
Phương pháp: so sánh
Cách giải: Giai đoạn 1945-1950, các nước Tây Âu và Nhật Bản đêu dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục và xây dựng lại đất nước.
Chọn C
Câu 25.
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải:Nhật Bản thu được nguồn lợi lớn từ việc trở thành quân viễn chinh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975
Chọn D
Câu 26.
Phương pháp: so sánh
Cách giải: Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Anh và Nhật Bản trong những năm 1950-1973 là ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Chọn C
Câu 27.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Dấu hiện chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường số 1 trong những năm 1980 là dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLC Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Chọn C
Câu 28.
Phương pháp: ghi nhớ
Cách giải: Năm 1996, Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kéo dài vĩnh viễn.
Chọn D
Câu 29.
Phương pháp: suy luận
Cách giải: Xu thế hòa hoãn Đông-Tâ được xuất hiện những năm 70 khi các nước phải đối mặt cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Câu 30.
Phương pháp: phân tích
Cách giải: Xu thế hòa hoãn Đông Tây diễn ra khi Liên Xô và Mĩ có những cuộc gặp gỡ chính thức.
Chọn A