Đề bài
Câu 1: Theo quy định của hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li- a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô B Anh
C. Mĩ D. Pháp
Câu 2. Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội?
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
C. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội.
D. Thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 3. Cuộc “Chiến tranh lạnh” kết thúc bằng sự kiện
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989).
D.Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
Câu 4. Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?
A. Châu Á, châu Phi, châu Âu.
B. Châu Á, châu Phi và Mĩ - La-tinh.
C. Châu Á, châu Âu và Mĩ-la-tinh.
D. Trên tất cả các lục địa.
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản còn được gọi là gì?
A. Chủ nghĩa tử bản phân biệt chủng tộc.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
C. Chủ nghĩa tư bản lũng loạn nhà nước.
D.Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Câu 6: Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979
A. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Đối đầu căng thẳng.
C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 7. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 8. Điểm khác nhau giữa Liên Xô so với các nước đế quốc, trong thời kì từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
B. Đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiến tranh.
C. Chế tạo nhiều vũ khí và trang bị kĩ thuật quân sự hiện đai.
D.Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 9. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹlatinh được mệnh danh là
A. “Hòn đảo tự do”.
B. “Lục địa bùng cháy”
C. “Lục địa mới trỗi dậy”
D. “Tiền đồn của Chủ nghĩa xã hội”.
Câu 10. Khẩu hiệu chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là
A. “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”.
B. “Một tầm nhìn, một tương lại, một cộng đồng”.
C. “Một khu vực, một bản sắc, một cộng đồng”.
D. “Một cộng đồng, một sắc, một trung tâm”.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | C | B | D | B | C | D | B | A |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 5
Cách giải:
Theo quy định của Hội nghị Ianta:
- Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức.
- Quân đội Mĩ chiếm đóng bán đảo Nhật Bản.
- Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam.
Chọn đáp án: C
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 10
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu tổn thất năng nề. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 63
Cách giải:
Chiến tranh lạnh bắt dầu từ năm 1947 với thông điệp của tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ.
Đến tháng 12 – 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta ( Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Lịch sử thế giới hiên đại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc diễn ra ở châu Á, châu Phí, Mĩ Latinh tương ứng với bài 3, 4, 5 Skg 12.
Chọn đáp án: B
Câu 5.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua các giai đoạn từ: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh -> chủ nghĩa đế quốc -> chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (chủ nghĩa tư bản hiện đại) – từ sau năm 1945.
Chọn đáp án: D
Câu 6.
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Từ năm 1967 đến năm 1979, mối quan hệ ASEAN với 3 nước Đông Dương là đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia. (Việt Nam đưa quân sang Campuchia để giúp nhân dân nước này chống lại quân Pônpốt những bị các quốc gia sáng lập ASEAn hiểu là nhân cơ hội đưa quân sang xâm lược) Tuy nhiên, sau khi vấn đề Campuchia dược giả quyết thì mối quan hệ này dần chuyển sang đối thoại, thân thiện.
Chọn đáp án: B
Câu 7.
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Từ sau năm 1975, nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ sự thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của cọn người. Chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Phải đến tháng 11 – 1993 thì chế độ phân biệt chủng tộc mới chính thức xóa bỏ.
Chọn đáp án: C
Câu 8.
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
- Đáp án A: cả Liên Xô và các nước đế quốc đều chịu thiệt hại năng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì thế công việc đầu tiên của tất cả các nước sẽ là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến trang, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
- Đáp án B: đều thực hiện cải cách dân chủ, có khi thực hiện các kế hoạch dài hạn.
- Đáp án C: các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai có nước quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ, đế quốc mới thì đẩy manh xâm lược để biến các nước bị xâm lược thành thuộc địa kiểu mới. Chinh vì thế các nước đế quốc này đã chế tạo nhiều vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho chiến tranh. Trong khi đó, Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai lại theo đuổi chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Cho nên, việc chế tạo vũ khí và trang bị kĩ thuật hiên đại của Liên Xô không phải không có mà số lượng ít hơn so với các nước đế quốc nhiều.
- Đáp án D: đây chỉ là chính sách đối ngoại của Liên Xô.
Chọn đáp án: D
Câu 9.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã sớm giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhưng sao đó lại lê thuộc vào Mĩ. Mĩ với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cuba là một quóc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa cùng là quốc gia đầu tiên đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ giành thắng lợi. Ngày 1-1-1959, Chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
Cuộc đấu tranh của Mĩ Latinh đã làm đông lực cho các quốc gia tiếp theo đấu tranh lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 27 tại Kuala Lumper, Malaysia, ra tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015. Sự kiện này khép lại một năm sôi động của ASEAN, đồng thời tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình liên kết sâu rộng của khu vực, hướng tới mục tiêu: “Một tầm nhìn-Một bản sắc-Một cộng đồng”.
Chọn đáp án: A