Đề bài
Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộng sản, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây là không đúng về ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam.
B. Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi của cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì:
A. là lực lượng đông đảo nhất.
B. có ý thức quyền lợi giai cấp.
C. có tinh thần cách mạng triệt để.
D. có lòng yêu nước nồng nàn.
Câu 4. Tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện:
A. vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu.
B. vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản.
C. xác định con đường cách mạng Việt Nam trước tiên là làm cách mạng tư sản dân quyền sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và vô sản quốc tế.
Câu 5. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?
A. Giai cấp tư sản từ một lực lượng chính trị độc lập trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Giai cấp tư sản hoàn toàn không có vai trò gì trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.
C. Giai cấp tư sản dân tộc là một bộ phận trong phong trào dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh dân tộc.
D. Giai cấp tư sản vừa đấu tranh chống thực dân Pháp, chống phong kiến vừa bóc lột tàn tệ giai cấp công nhân.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên?
A. Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
C. Xác định lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, còn đại địa chủ, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản thì phải lôi kéo hoặc làm cho họ trung lập.
D. Cương lĩnh coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
Câu 7. Nội dung nào thể hiện rõ nét nhất tính chất nhân văn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
B. Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam.
C. Xác định cách mạng Việt Nam đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
D. Xác định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 8. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?
A. Giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất.
B. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng, đi đầu trong các phong trào dân tộc dân chủ.
C. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến, có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam.
Câu 9. Những giai cấp, tầng lớp nào dưới đây mà Đảng ta có thể trung lập hoặc lôi kéo họ đứng vào hàng ngũ cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc?
A. Bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản.
B. Bộ phận tiểu tư sản trí thức và giai cấp công nhân.
C. Bộ phận trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
D. bộ phận tiểu tư sản trí thức và tư sản mại bản.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
B. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và giải phóng giai cấp.
C. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
D. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng học thuyết Mác - Lê nin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
Câu 11. Phong trào nào được đánh giá là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931
B. Cuộc vân động dân chủ 1936 - 1939
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940)
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
Câu 12. Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)
B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)
Câu 13. Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh
Câu 14. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939), khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu
A. Lập chính quyền dân chủ
B. Lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Lập chính phủ dân chủ cộng hòa
D. Lập chính quyền cộng hòa
Câu 15. Hội nghị nào cho rằng chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân?
A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941).
Câu 16. Nội dung nào sau đây thuộc hoạt động chuẩn bị lực lượng vũ trang cho Cách mạng tháng Tám?
A. Vận động quần chúng tham gia các hội Cứu quốc.
B. Phát triển lực lượng từ đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam.
D. Vận động binh lính người việt trong quân đội Pháp đấu tranh chống phát xít.
Câu 17. Hội nghị nào đánh dấu hoàn thành quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng5/1941.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945.
Câu 18. Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc
Câu 19. Ý nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng Tám?
A. Khẳng định vai trò của khối liên minh công – nông.
B. Xây dựng được đội ngũ cán bộ Đảng viên.
C. Xây dựng mặt trận đoàn kết đông đảo quần chúng.
D. Tổ chức lực lượng quần chúng đấu tranh.
Câu 20. Nói phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt thứ hai cho Cách mạng tháng Tám không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Quần chúng được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
B. Đảng thêm trưởng thành về chỉ đạo chiến lược và tích lũy kinh nghiệm.
C. Đội ngũ cán bộ Đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám.
Câu 21. Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám được diễn ra tập trung nhất ở giai đoạn nào?
A. 1930 – 1935
B. 1936 – 1939
C. 1939 – 1945
D. 1930 – 1939.
Câu 22. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi nào?
A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 23. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng?
A. Hội nghị họp tháng 10 – 1930
B. Hội nghị họp tháng 7 – 1936
C. Hội nghị họp tháng 11 – 1939
D. Hội nghị họp tháng 5 – 1941
Câu 24. Tư tưởng cốt lõi trong đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 là gì?
A. tự do, dân chủ.
B. độc lập, tự do.
C. độc lập, dân chủ.
D. chủ nghĩa xã hội.
Câu 25. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/ 1939 có điểm gì tương đồng với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 về mặt nội dung?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
D. Xác định hình thái khởi nghĩa từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 26. Nhận định nào chính xác về vai trò chung của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Đều là cơ sở của bạo lực cách mạng.
B. Đều đóng vai trò quyết định thắng lợi.
C. Đều phát triển từ đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai.
D. Đều gắn với sự phát triển của Mặt trận Việt Minh.
Câu 27. Khối liên minh công - nông được hình thành từ phong trào 1930 - 1931 đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.
D. Chính quyền Xô Viết được thành lập
Câu 28. Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945
B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc
C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông
D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng
Câu 29. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930 -1931 với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước là
A. Là phong trào cách mạng đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
B. Đề ra nhiệm vụ- mục tiêu đấu tranh triệt để
C. Diễn ra trên quy mô rộng lớn nhưng vẫn mang tính thống nhất cao
D. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt
Câu 30. Tại sao ở cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền trong năm 1945?
A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này
B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã
C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước
D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. C | 2. C | 3. C | 4. A | 5. C | 6. C | 7. B | 8. C | 9. C | 10. A |
11. A | 12. A | 13. B | 14. C | 15. D | 16. B | 17. C | 18. D | 19. C | 20. D |
21. C | 22. A | 23. B | 24. B | 25. A | 26. A | 27. C | 28. D | 29. A | 30. D |
Câu 1.
Phương pháp: chứng minh
Cách giải:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dựa trên sự kết hợp: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. => Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản của các nước có mối quan hệ khăng khít, dưới sự ảnh hưởng và quan điểm chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một bộ phận của cách mạng thê giới và góp phần thúc đẩy, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
- Ví dụ: Dưới sự lãnh đạo thống nhất và đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã giành chiến thắng trong chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954, buộc Pháp phải kí Hiệp đinh Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở 3 nước Đông Dương => Tác động lớn đến cách mạng Lào, Cam-pu-chia cũng như cổ vũ phong trào cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ra đời đã:
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất và duy nhất của Đảng.
- Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi của cách mạng.
- Đánh dấu Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
=> Đáp án A, B, D là các đáp án phản ánh đúng ý nghĩa của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Đáp án C không đúng.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì: Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: đánh giá
Cách giải:
Tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện ở việc vận dụng sáng tao chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. Thực tế Cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét
Cách giải:
Giai cấp tư sản dân tộc là một bộ phận trong phong trào dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh dân tộc. => Điều này được thực tế cách mạng chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thể hiện ở việc:
- Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
- Cương lĩnh coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
=> Đáp án A, B, D cho thấy tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Đáp án C không phản ánh đúng.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Tính chất nhân văn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thể hiện ở việc xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam. => Xác định đúng vai trò, tính chất của từng giai cấp và lực lượng cách mạng, cũng như đối tượng cách mạng.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: đánh giá
Cách giải:
Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến, có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 88
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định rõ: Cần lợi dụng hoặc trung lập bộ phận trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
Chọn: C
Câu 10.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho Việt Nam độc lập, tự do => Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Chọn: A
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 95.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Chọn đáp án: A
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 94.
Cách giải:
Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Chọn đáp án: A
Câu 13.
Phương pháp: sgk trang 100.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Chọn đáp án: D
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 104.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đã thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
Chọn đáp án: C
Câu 15.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Hội nghị Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định chuẩn bị khởi nghĩa là trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Chọn đáp án: D
Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng đã chủ trương phát triển lực lượng từ đội du kích Bắc Sơn, thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (14 – 2 – 1941), sau đó là Trung đội cứu quốc quân II (15 – 9 – 1941).
Chọn đáp án: B
Câu 17.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng.
Chọn đáp án: C
Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Chọn đáp án: D
Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 95, suy luận.
Cách giải:
Phong trào 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng Tám do:
- Khẳng định vai trò của khối liên minh công – nông.
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ Đảng viên.
- Tổ chức lực lượng quần chúng đấu tranh.
Đáp án C: thuộc đặc điểm của cách mạng Việt Nam từ năm 1936.
Chọn đáp án: C
Câu 20.
Phương pháp: sgk trang 102, suy luận.
Cách giải:
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám năm 1945 do:
- Quần chúng được tổ chức, giác ngộ rèn luyện và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được nâng cao trong quần chúng.
- Đội ngũ cán bộ, Đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành.
- Đảng thêm trưởng thành về chỉ đạo chiến lược và tích lũy kinh nghiệm.
Đáp án D: là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945)
Chọn đáp án: D
Câu 21.
Phương pháp: sgk trang 109 – 114, suy luận.
Cách giải:
- Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám diễn ra kép dài từ năm 1930 đến năm 1945 nhưng tập trung nhất ở giai đoạn 1939 – 1945, bao gồm:
- Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang:
+ Xây dựng lực lượng chính trị.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang.
+ Xây dựng căn cứ địa cách mạng.
- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa.
Chọn đáp án: C
Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp.
Chọn đáp án: A
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 100, suy luận.
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu: độc lập dân tộc và người cày có ruộng để giải quyết các vấn đề trước mắt là tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình của người dân. Đây cũng là hội nghị thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt trong chủ trương của Đảng trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển.
Chọn đáp án: B
Câu 24.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nhận xét chung về Đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945:
- Khoa học đúng đắn, sáng tạo (dựa trên tình hình cụ thể của Việt Nam để có sự điều chỉnh phù hợp).
- Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi (đề ra từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) và được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt qua các giai đoạn cách mạng)
- Có đội ngũ đảng viên kiên trung (quyết tâm, một lòng chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc)
- Con đường cách mạng vô sản (được Nguyễn Ái Quốc xác định đầu năm 1920 và truyền bá vào Việt Nam thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và sau này là những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ tháng 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương).
Chọn đáp án: B
Câu 25.
Phương pháp: phân tích, so sánh.
Cách giải:
Hội nghị Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/ 1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 đều chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu do quy định bởi bối cảnh lịch sử cụ thể giai đoạn này, nhiệm vụ dân tộc cần phải giải quyết trước nhất. Chỉ có điểm khác là Hội nghị tháng 5/1941 chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Chọn đáp án: A
Câu 26.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đóng vai trò khác nhau, trong đó:
- Lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
- Lực lượng vũ trang đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ lực lượng chính trị.
Xét cho cùng, điểm giống giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang là đều đống vai trò là cơ sở của bạo lực cách mạng, điều kiện để kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong tổng khởi nghĩa toàn dân. Cách mạng tháng Tám thành công không thể thiếu một trong hai nhân tố này.
Chọn đáp án: A
Câu 27.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930, có khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền” …. Cuộc biểu tình này có sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo công nhân. Lần đầu tiên công nhân và nông dân kết hợp đấu tranh có vũ trang, đoàn kết vì mục tiêu đấu tranh chung => Liên minh công – nông được hình thành.
Chọn đáp án: C
Câu 28.
Phương pháp: so sánh, đánh giá.
Cách giải:
Trong phong trào dân chủ 1936-1939 không sử dụng đến lực lượng vũ trang, không có hoạt động đấu tranh vũ trang nên nó không phải là bạo lực cách mạng như phong trào 1930 – 1931.
Chọn đáp án: D
Câu 29.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Từ thực tiễn phong trào cách mạng 1930 -1931 có thể thấy kẻ thù không bao giờ chịu thỏa hiệp để chính quyền rơi vào tay người dân thuộc địa, bạo lực luôn là phương thức để đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Do đó cần phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
Chọn đáp án: A
Câu 30.
Phương pháp: phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền đã đến. Trong điều kiện thuận lợi chung đó chỉ có 3 nước là Inđônêxia, Việt Nam, Lào giành được độc lập do: cả 3 nước đã có sự chuẩn bị đầy đủ đường lối, phương pháp, lực lượng để chớp lấy cơ hội ngàn năm có một. Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng thân Đồng minh, quân Đồng minh đã sớm vào chiếm đóng nên thời cơ thuận lợi đã bị bỏ lỡ.
Chọn đáp án: D