Đề bài
Câu 1. Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa điểm nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A. Cao Bằng.
B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Lạng Sơn.
D. Tân Trào
Câu 2. Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng?
A. Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.
B. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
C. Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
Câu 3. Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã
A. Cao Bằng. B. Thái Nguyên.
C. Tuyên Quang. D. Lào Cai.
Câu 4. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 5. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên mới nào sau đây của lịch sử dân tộc?
A. Kỷ nguyên độc lập, tự do.
B. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
C. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
D. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không thuộc nghị quyết được thông qua tại hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?
A. Giải phóng dân tộc.
B. Kẻ thù cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
C. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
Câu 7. Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử nào có liên quan đến cách mạng tháng Tám?
A. Cuộc binh biến Đô Lương (Nghệ An).
C. Diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 7.
B. Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc.
D. Diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 8.
Câu 8. "Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
Câu 9. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là
A. giữa nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật
B. giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật
C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến
D. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
Câu 10. "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật.
B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945).
C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai.
D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | B | D | D | C | D | A | B | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 110.
Cách giải:
Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
Bản “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thức đấu tranh của cách mạng từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua Tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Chọn đáp án: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 116.
Cách giải:
Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Chọn đáp án: D
Câu 5.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Đáp án D là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
Chọn đáp án: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 108, suy luận.
Cách giải:
Hội nghị tháng 5-1941 khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Chọn đáp án: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, hội nghị đóng vai trò hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Quyết định bước phát triển tiếp theo của cách mạng.
Chọn đáp án: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Chọn đáp án: A
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong nội dung của Hội nghi tháng 5/1941 đã xác định giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Hơn nữa, từ tháng 9-1940, Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam và câu kết với Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta.
Chứng tỏ, Hội nghị xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với đế quốc phát xít Pháp – Nhật, cần phải giải quyết mâu thuẫn dân tộc này trước.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Khi mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt, Nhật đã đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương (9-3-1945). Đảng ta đã xác định kẻ thù của cách mang lúc này là phát xít Nhật, thay đổi khẩu hiệu thành “đánh đuổi phát xít Nhật”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Sau khi Nhật đầu hành đồng minh (15/8/1945), đây là thời cơ “ngàn năm có một” khi kẻ thù duy nhất của cách mạng lúc này đã đầu hàng đồng minh nhưng quân đồng minh cũng chưa vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật. Tận dụng thời cơ này, Đảng ta đã sáng suốt nắm bắt chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước thắng lợi.
Chọn đáp án: D