Đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1. Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung Châu Âu (EEC) bao gồm

A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Câu 2. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

A. 11/2006. B. 11/2006.

C. 9/1977. D. 11/2006.

Câu 3. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

C. Thực tế chưa gây chiến tranh nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại “luôn luôn ở tron tình trạng chiến tranh” thực hiện “chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.

D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách việc trợ để khống chế các nước.

Câu 4. Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?

A. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.

B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.

C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

D. Thực hiện cải cách mở cửa.

Câu 5. Đâu là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoai của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi thâm chiến ở nước ngoài.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (8/9/1951).

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D.Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mỹ?

A. Nhật Bản với Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mỹ, là đồng minh tin cậy của Mỹ.

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mỹ.

D. Nhật Bản liên minh với cả Mỹ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mỹ.

Câu 7. Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là

A. Sự bùng nổ dân số.

B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C. Nhu cầu của sản xuất vũ khí.

D. Nhu cầu của sản xuất công nghiệp.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

C. Kinh tế phát triển nhanh, không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 9. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Biết thâm nhập vào thị trường các nước.

C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.

D.Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 10.“Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi là với tư nhiên lại trả thù lại chúng ta” là lời cảnh báo về hậu quả của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật cách đây hàng trăm năm của

A. Angghen B. C. Mác

C. Anhxtanh D. Vanga

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

D

D

B

B

C

A

A

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 50

Cách giải:

Các thành viên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) bao gồm 6 nước: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Iatalia, Hà Lan, Lúcxămbua.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 7

Cách giải:

Từ tháng 9-1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 60, suy luận.

Cách giải:

Thực tế chiến tranh lạnh chưa gây chiến tranh thực sự vì đây là cuôc chiến tranh không tiến súng.

Cuộc chiến tranh này làm nhân loại “luôn trong tình trạng chiến tranh”, “đu đưa trên miệng hố chiến tranh”. Cũng vì chạy đua vũ trang căng thắng mà đầu những năm 70, khi xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện thì Mĩ, Liên Xô và một sô nước khác đã kí với nhau các Hiệp ước, Hiệp định về hạn ché vũ khí tiến công chiến lược, hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa.

Chọn đáp án: C.

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 23, suy luận

Cách giải:

Từ năm 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội.

Tháng 12-1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sau năm 1945, ngoài việc liên minh chặt chẽ với Mĩ thì điểm nổi bật trong chinh sách đối ngoại của Nhật Bản là phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vit thế lực bằng kinh tế ở mọi nơi, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Bằng chứng là từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới, thực hiện học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991) với nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Từ năm 1991 đến 2000, Nhật Bản lại đưa ra học thuyết mới là Miyadaoa (1993) và Hasimôtô (1997), chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều chịu thiệt hại năng nề và đều nhận được viện trợ từ Mĩ. Đối với Tây Âu, Mĩ viện trợ cho các nước này theo kế hoach Macsan. Đối với Nhật Bản là thực hiện các cải cách về hiến pháp, các cải cách dân chủ về lao động.

Ở giai đoan đầu Nhật Bản và Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau nhất là từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối với Mĩ của Nhật Bản và Tây Âu lại khác nhau:

- Nhật Bản vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Sgk trang 57). Tháng 4 – 1996, Mĩ và Nhật Bản ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

- Tây Âu: (Sgk trang 50) Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng .

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

- Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,

- Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,…

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: đánh giá.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nhất là giai đoạn 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1973 – 1991, do tác động của cuôc khủng hoảng năng lượng trên thế giới, kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn khủng hoảng kéo dài đến năm 1982. Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại, tuy vẫn đứng đầu thế giới nhưng tỉ trọng giảm sut nhiều so với trước. Từ năm 1991 – 2000, kinh tế Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn những vẫn đứng đầu thế giới.

Chọn đáp án: C

Câu 9.

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

Các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đều có nguyên nhân phát triển kinh tế chung, đó là: ap dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, Ăngghen đã nói đến sự “trả thù của tự nhiên” đối với loài người rằng: “chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”. Không thể thống trị giới tự nhiên như một kẻ thù thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên. Đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau mà loài người đã quên đi những lời cảnh tỉnh đó. Hiện tại, vấn đề giáo dục môi trường dù đã được đưa vào giảng dạy trong các chương trình của hệ thống giáo dục, đào tạo, nhưng còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền chưa đủ để mọi người dân nhận thức rằng: “Con người bất luận là văn minh hay hoang dã, đều là con đẻ của thiên nhiên chứ không phải là người chủ của thiên nhiên”.

Chọn đáp án: A