Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 - Đề số 9 có lời giải chi tiết

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19/8/1945).

B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18/8/1945).

C. “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945.

D. Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15/8/1945.

Câu 2. Ngày 19/5/1941, tổ chức nào của cách mạng Việt Nam dưới đây ra đời từ

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

B. Việt Nam độc lập đồng minh

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

D. Mặt trận dân chủ Đông Dương

Câu 3. Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là

A. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Định Hoá (Thái Nguyên).

C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).

D. Pác Bó (Cao Bằng).

Câu 4. Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của Đảng là

A. giải phóng dân tộc

B. đánh đổ phong kiến

C. thực hiện người cày có ruộng

D. giải phóng các dân tộc Đông Dương

Câu 5. Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là

A. cao trào kháng Pháp và Nhật.

B. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.

C. cao trào kháng Nhật cứu nước.

D. phong trào chống Nhật cứu nước.

Câu 6. Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?

A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật – Pháp“ được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật“

B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa

C. Xác định phát xít Nhật trở thành kể thù chính của nhân dân ta

D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc

Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là

A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn

B. Tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít

C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai

D. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng gay gắt

Câu 9. Sự chuyển hướng quan trọng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là so với hội nghị nào dưới đây?

A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1936).

C. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938).

Câu 10. Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là

A. coi trọng hoạt động chính trị

B. chú trọng hoạt động quân sự.

C. Chính trị quan trọng hơn quân sự.

D. Quân sự quan trọng hơn chính trị.

II. TỰ LUẬN(4 điểm)

Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 118.

Cách giải:

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 109.

Cách giải:

Ngày 19-5-1941, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 108.

Cách giải:

Hội nghị tháng 5-1941 đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 113, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945 còn được gọi là cao trào kháng Nhật cứu nước.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 109, suy luận.

Cách giải:

Ngày 19-5-1941, Mặt trận thống nhất đầu tiên của Việt Nam được thành lập mặt trận này có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng mạng tháng Tám năm 1945, đống vai trò quan trọng trong xây dựng lực lượng vũ trang và căn căn địa cách mạng.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 112, suy luận.

Cách giải:

Nôi dung bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“(12-3-1945) xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Vì thế cần phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 112, suy luận.

Cách giải:

Đầu năm 1945, ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương, quân đồng minh đã giáng cho Nhật những đòn nặng nề. Trong khi đó ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật.

=> Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt.

=> Trước tình trên Nhật đã ra tay trước, tiến hành đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: nhận xét, liên hệ.

Cách giải:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng công sản Viêt Nam (10-1930) với Luận cương chính trị đã đưa ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Viêt Nam là: chống phong kiến và đế quốc. Đến năm 1939, hoàn cảnh lịch sử thay đổi, mâu thuẫn nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, vì thế trong Hội nghị 11/1939 đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Theo chỉ thị thành lập của Hồ Chí Minh gửi Võ Nguyên Giáp có đoạn: “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”.

Chọn đáp án: C

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động to lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước:

- Việt Minh đã trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, …

- Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.