Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1. Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 diễn ra chủ yếu ở

A. Hà Nội, Nam Định.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Thanh Hóa.

D. Nam Định, Hải Phòng.

Câu 2. Ý nào phản ánh không đúng về âm mưa của Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam

C. Làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta

D. Buộc ta phải khuất phục, đàm phán và kí hiệp định có lợi chp Mĩ.

Câu 3. Đâu không phải ý nghĩa của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là

A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.

B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc.

C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta

D. Mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu 4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

A. Nhanh chóng tạo ưu thế mới về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân ta bằng các cuộc hành quân “tìm diệt”.

B. Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới.

C. Mở các cuộc hành quân “tìm, diệt” và “bình định” vào các vùng giải phóng của ta

D. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược

Câu 5. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là

A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ

B. Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”

D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “nguỵ nhào”

Câu 6. Vì sao trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” quân Mĩ lại rút bớt quân Mĩ và quân Đồng minh dần khỏi chiến trường?

A. Quân Mĩ và quân đồng minh đã yếu

B. Quân Mĩ và quân đồng minh mâu thuẫn với nhau

C. Giảm xương máu cho người Mĩ trên chiến trường

D. Chuyển sang chiến trường khác

Câu 7. Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam?

A. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc

B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị

C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam

D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.

Câu 8. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh

Câu 9. “Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ mang tên một Anh hùng!”

Câu nói trên nhắc đến địa danh lịch sử nào?

A. Hải Phòng

B. Dinh Độc Lập

C. Thành cổ Quảng Trị

D. Sài Gòn

Câu 10. Từ thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?

A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. B

2. D

3. A

4. D

5. C

6. C

7. C

8. D

9. C

10. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 184.

Cách giải:

Ngày 14-12-1972, gần hai tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Ních xơn đã phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào Hà Nội, Hài Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục, bắt đầu từ tối ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 178, loại trừ.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1965 – 1969, Mĩ vừa thực hiện chiến lược chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam vừa gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Âm mưu của Mĩ là:

- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 177, suy luận.

Cách giải:

Cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari. Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” khi thất bại trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 173-174, suy luận.

Cách giải:

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam bao gồm:

- Âm mưu:

+Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và chủ lực để áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”.

+ Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự. buộc ta phải phân tán nhỏ hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh lui tàn dần.

- Thủ đoạn (Hành động) của Mĩ:

+ Mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)

+ Mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.

Việc tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” và coi đó là “xương sống” của chiến tranh là âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở chiến lược “Chiến tranh đặc biêt”.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 187, suy luận.

Cách giải:

Hiệp định Pari được kí kết năm 1973, Mĩ và quân đồng minh đã buộc phải rút quân khởi nước ta => Hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”. Ở miền Nam lúc này chỉ còn quân đội Sài Gòn, thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta => tạo điều kiện để ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 180, suy luận.

Cách giải:

Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) có những điểm tương đồng sau:

- Hoàn cảnh: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không: năm 1972.

- Nội dung:

+ Đều buộc các nước Đế quốc công nhân các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam bào gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ Đều đưa đến việc Đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường.

+ Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Ngày 21-7-1973, Mĩ kí Hiệp định Pari, trong đó bao gồm nội dung: “Hoa Kì rút hết quân đôi của mình và các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiết tục dính líu quân sự hoặc can thiếp vào công việc nôi bộ của Việt Nam.”

- Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta sẽ làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc vừa trờ lại hòa bình có thể tiếp tục khác phục hậu quả chiến tranh, khôi phục vá phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho miền Nam.

=> Lúc này ở miền Nam chỉ còn lực lượng của quân đôi Sài Gòn, tạo thuận lợi cho ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Cuộc chiến tại Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử như những trang bi tráng nhất, 81 ngày đêm thấm đẫm "máu và hoa" với những ký ức không thể nào quên.

Sự dữ dội, quyết liệt của trận "quyết chiến chiến lược" này đã trở thành kinh điển khắc khoải, đau nhói. Những câu thơ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân - viết cho đồng đội khi thăm lại chiến trường xưa:

Thành cổ Quảng Trị: Mỗi tấc đất, mỗi ngọn cỏ mang tên một Anh hùng

“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió

Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật

Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ như thế nào giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.

Chọn: A