Đề bài
Câu 1. Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 2. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là
A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 3. Hãy chọn đáp án chính xác nói về hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936
A. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
B. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc).
C. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Sơn chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
D. Tháng 7 – 1936, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Câu 4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là
A. thế lực phong kiến.
B. chủ nghĩa đế quốc.
C. bọn phản động thuộc địa.
D. chính phủ Pháp.
Câu 5. Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là
A. vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
C. triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít.
D. phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.
Câu 6. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.
D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Câu 7. Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 là
A. nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước.
B. chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C. tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
D. đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ trở nên bức thiết.
Câu 8. Trong các sự kiện dưới đây sự kiện nào không thuộc phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 - 1939?
A. Cuộc mitting kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938).
B. Cuộc bầu cử vào viện Dân Biểu Trung Kì (1937).
C. Phong trào Đông Dương Đại hội (8 - 1936).
D. "Đón rước" phái viên Gôđa và Toàn quyền Brêviê (1937).
Câu 9. Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D. Tập hợp một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 10. So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là
A. kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh kinh tế.
D. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | A | C | B | D | A | B | D | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 100.
Cách giải:
Hội nghị tháng 7-1936 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 100.
Cách giải:
Hội nghị tháng 7-1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 99.
Cách giải:
Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 100.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định đối tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 100, suy luận.
Cách giải:
Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoànm tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
=> Thực chất của phong trào Đông Dương đại hội thời kì 1936 – 1939 là thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 102, suy luận.
Cách giải:
Phong trào 1930 – 1931 là cuộc tập dượt lần thứ nhất cho khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Phong trào 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai cho khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 99, suy luận.
Cách giải:
Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh.
Chọn đáp án: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 100, 101, loại trừ.
Cách giải:
Cuộc bầu cử vào viện Dân biểu Trung Kì (1937) thuộc phong trào đấu tranh nghị trường, không thuộc phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 – 1939.
Chọn đáp án: B
Câu 9.
Phương pháp: phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Phong trào 1936 – 1939 đã tập hợp một lực lượng chính trị đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú:
- Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, …
- Phương pháp đấu tranh phong phú: bán công khai, bán hợp pháp, bí mật, bất hợp pháp.
Chọn đáp án: D
Câu 10.
Phương pháp: so sánh.
Cách giải:
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phương pháp đấu tranh là bí mật và bất hợp pháp.
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 phương pháp đấu tranh là công khai và nửa công khai.
Chọn đáp án: A