Đề bài
Câu 1: Hiến pháp Liên bang Nga (12-1993) quy định thể chế chính trị nước Nga là gì?
A. Dân chủ Cộng hòa.
B. Tổng thống Liên bang.
C. Quân chủ Lập hiến.
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Từ 1945 – 1952, nước nào chiếm đóng Nhật Bản với danh nghĩa lực lượng Đồng minh?
A. Liên Xô.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 3: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
B. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Khai mỏ.
B. Nông nghiệp.
C. Giao thông vận tải
D. Công nghiệp nhẹ.
Câu 5: Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định là chống
A. đế quốc Pháp và tay sai.
B. đế quốc và phong kiến phản động.
C. đế quốc phát xít Pháp – Nhật.
D. chế độ phản động thuộc địa Pháp và phát xít.
Câu 6: Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành
A. Quân đội quốc gia Việt Nam.
B. Vệ quốc đoàn.
C. Cứu quốc quân.
D. Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (1950) của thực dân Pháp?
A. Thiết lập hành lang Đông – Tây để cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
B. Mở cuộc tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
C. Thiết lập hệ thống phòng ngự để khóa chặt biên giới Việt – Trung.
D. Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 8: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
C. Dùng quân Mĩ để tiến hành chiến tranh.
D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 9: Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra trong
A. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).
B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
C. Kì họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam khóa VI (24-6 – 3-7-1976).
D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
Câu 10: Sự kiện mở đầu cho sự bùng nổ của Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là
A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.
B. công nhân Nga chuyển từ tổng bãi công chính trị sang đấu tranh vũ trang.
C. các đội Cận vệ đỏ bao vây cung điện Mùa Đông.
D. Lê-nin thông qua “Luận cương tháng Tư”.
Câu 11: Sau Đà Nẵng, từ tháng 2-1859, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào
A. Định Tường.
B. Biên Hòa.
C. Vĩnh Long.
D. Gia Định.
Câu 12: Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập tổ chức nào?
A. Hội Duy Tân.
B. Hội Phục Việt.
C. Việt Nam Quang phục hội.
D. Việt Nam nghĩa hòa đoàn.
Câu 13: Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945) là:
A. thành lập phe Đồng minh để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B. phân chia thế giới thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít.
D. thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 14: Một trong những nội dung của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14 đến 15-8-1945) là
A. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Tổng bộ Việt Minh.
B. thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D. quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
Câu 15: Chiến dịch chủ động tiến công lần tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. Biên giới thu – đông năm 1950.
B. Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C. Thượng Lào năm 1954.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 16: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi nhằm
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp.
D. giữ vững quyền chủ động về chiến lược.
Câu 17: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng những lực lượng nào?
A. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.
B. Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.
D. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 18: Các nước đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
B. Mĩ, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 19: Những chuyển biến xã hội do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?
A. Nhiều giai cấp mới ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào.
B. Xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào cách mạng.
C. Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới.
Câu 20: Để chuẩn bị đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, Hội Duy tân (1904) đã
A. cử người trừ khử những tên thực dân đầu xỏ.
B. thành lập Quang Phục quân.
C. tuyên truyền giáo dục, cổ động lòng yêu nước.
D. tổ chức phong trào Đông du.
Câu 21: Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nền kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng
A. phát triển xen kẽ các đợt suy thoái ngắn.
B. suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định.
C. suy thoái kéo dài trong ba thập niên.
D. tăng trưởng âm, sản xuất đình đốn, giá cả tăng vọt.
Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực – hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A. Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san (1947).
B. Kế hoạch Mác-san (1947) và sự ra đời của NATO (1949).
C. Sự ra đời của NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).
D. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).
Câu 23: Nội dung nào của Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) đã kế thừa và phát triển chủ trương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939)?
A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương.
B. Xác định nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ đế quốc, thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương.
C. Chủ trương đánh đổ Pháp – Nhật, thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương.
D. Khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh.
Câu 24: Biểu hiện nào cho thấy từ năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp chịu sự tác động của cục diện hai cực – hai phe
A. Các nước XHCN công nhận, ủng hộ Việt Nam trong khi Mĩ viện trợ ngày càng nhiều cho Pháp.
B. Các nước phương Tây tổ chức viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến để chống lại Việt Nam.
C. Việt Nam nhận được sự hỗ trợ ngày càng lớn của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D. Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế - quân sự, từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh.
Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1954).
B. Cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi (1945).
C. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kết thúc (1975).
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976).
Câu 26: Điểm tương đồng của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. đều sử dụng quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B. một bộ phận của chiến lược toàn cầu do Mĩ đề ra.
C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong.
D. thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 27: Xu hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác biệt chủ yếu về
A. tư tưởng.
B. phương pháp.
C. mục đích.
D. lực lượng lãnh đạo.
Câu 28: Một trong những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) là
A. xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
B. thống nhất với triều đình trong một mặt trận.
C. kết hợp chống xâm lược với chống phong kiến.
D. do các văn thân sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
Câu 29: Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B. đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước.
C. từ những nước thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập.
D. hợp tác khu vực ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh.
Câu 30: So với các giai đoạn lịch sử trước đây, quan hệ quốc tế trong suốt nửa sau thế kỉ XX
A. được mở rộng và đa dạng.
B. trở nên căng thẳng và phức tạp.
C. chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 31: Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, để tránh nguy cơ tụt hậu Việt Nam phải
A. thích ứng, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
B. đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài bằng mọi giá.
C. phát minh, cải tiến khoa học - kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực.
D. tập trung phát triển nền kinh tế với thế mạnh nông nghiệp vốn có, tạo lợi thế cạnh tranh.
Câu 32: Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh điều gì?
A. Mô hình xã hội chủ nghĩa được xây dựng chưa phù hợp.
B. Sự lớn mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
C. Sự thất bại của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
D. Sự thắng lợi hoàn toàn của Mĩ trong chiến lược toàn cầu.
Câu 33: Ý nghĩa quốc tế quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.
B. Nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á.
C. Mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
D. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 34: Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi?
A. Chủ trương chấp nhận đàm phán và kí hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 với Pháp.
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951).
C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).
D. Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta (1950).
Câu 35: Việc Nguyễn Ái Quốc xác định và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX có ý nghĩa như thế nào?
A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Trang bị đường lối cứu nước cho toàn thể nhân dân lao động đứng lên chống Pháp.
C. Thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Chấm dứt hoàn toàn sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng.
Câu 36: Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 -1939 được Đảng vận dụng vào Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Kết hợp giữa lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.
B. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.
C. Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền đồng loạt ở cả thành thị, nông thôn và rừng núi.
D. Tổ chức lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng.
Câu 37: Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đánh dấu sự xác lập hoàn toàn trình độ tự giác của phong trào công nhân Việt Nam vì
A. giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
B. phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
C. phong trào công nhân là một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng.
D. từ sau năm 1930 phong trào bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có ý thức chính trị rõ rệt.
Câu 38: Các phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam có điểm chung là đều
A. góp phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình.
B. đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. chống kẻ thù dân tộc và đòi quyền lợi dân tộc.
D. đặt dưới sự chỉ đạo của tổ chức Quốc tế cộng sản.
Câu 39: Biện pháp đối phó với thù trong, giặc ngoài (từ 9-1945 đến trước 19-12-1946) của Đảng, Chính phủ với Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm nào dưới đây?
A. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
Câu 40: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Cách mạng tư sản kiểu cũ
B. Cách mạng tư sản kiểu mới
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | B | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | A | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | C | C | D | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | D | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | C | D | A | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | B | A | C | A |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | A | D | C | A |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | A | C | D | D |