Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 1 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào

A. 2/1945 B. 6/1947

C. 3/1947 D. 4/1949

Câu 2. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ khi nào?

A. Cuối những năm 70.

B. Cuối những năm 80.

C. Đầu những năm 70.

D. Đầu những năm 80.

Câu 3. Hiệp định nào góp phần giảm căng thẳng ở Châu Âu

A. Hiệp định hòa bình Xan Phranxixco

B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức

C. Hiệp ước Henxinki

D. Hiệp định đình chiến

Câu 4. Nội dung học thuyết Truman nhằm thực thi nhiệm vụ nào ở hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì?

A. Củng cố các chính quyền phản động và phát triển công nghiệp quốc phòng ở hai nước này.

B. Củng cố chính quyền phản động và phát triển kinh tế ở hai nước này.

C. Đẩy lùi các phong trào yêu nước và phát triển kinh tế của hai nước này.

D. Củng cố các chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở hai nước này.

Câu 5. Sau "Chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc

A. Lấy quân sự làm trọng điểm.

B. Lấy chính trị làm trọng điểm.

C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.

D. Lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 6. Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, các quốc gia Châu Âu đã

A. Thành lập cộng đồng châu Âu (EC).

B. Giúp đỡ Đông Âu phát triển kinh tế.

C. Rút khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

D. Kí hiệp định Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực.

Câu 7. Thế nào là cuộc "Chiến tranh lạnh" theo phương thức đầy đủ nhất?

A. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.

B. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "Luôn luôn trong tình trạng chiến tranh", thực hiện "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".

D. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.

Câu 8. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.

B. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.

C. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó.

D. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh.

Câu 9. Sự kiện nào sau đây biểu thị cho xung đột quân sự của Cuộc chiến tranh lạnh?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh vùng vịnh Péc - xích.

C. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông...

D. Chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 10. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ bởi

A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại

B. Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang

C. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp

D. Mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

D

C

D

C

D

C

D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 58.

Cách giải:

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chọn đáp án: C

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 62

Cách giải:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoàn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô – Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 62

Cách giải:

Trong nội dung của Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Đông Đức (11-1972) có nội dung: hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nước châu Âu trên đường biên giới hiện tại. Hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hòa bình => Nhờ đó vấn đề nước Đức vốn là vấn đề trung tâm của châu Âu đã được

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 59, chữ in nhỏ

Cách giải:

Học thuyết Truman đề ra, ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì bao gồm 2 mục tiêu:

- Củng cố các chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

- Biến hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía Nam của các nước này.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 64

Cách giải:

Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chính chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh của mỗi quốc gia.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: Sgk trang 62, suy luận.

Cách giải:

Đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia (bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp,... nhằm đảm bảo an ninh châu Âu) và sự hợ p tác giữa các nước (về khoa học – kĩ thuật, bảo vệ môi trường). Định ước này đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 60, suy luận.

Cách giải:

- Thực tế chiến tranh lạnh chưa gây chiến tranh thực sự vì đây là cuôc chiến tranh không tiến súng.

- Cuộc chiến tranh này làm nhân loại “luôn trong tình trạng chiến tranh”, “đu đưa trên miệng hố chiến tranh”. Cũng vì chạy đua vũ trang căng thắng mà đầu những năm 70, khi xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện thì Mĩ, Liên Xô và một sô nước khác đã kí với nhau các Hiệp ước, Hiệp định về hạn ché vũ khí tiến công chiến lược, hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 59, suy luận.

Cách giải:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Tổ chức Hiệp ước Vacsava là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

=> Sự ra đời của hai tổ chức này đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: Sgk trang 60, suy luận.

Cách giải:

Trong chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên và Trung Đông,... Trong các cuộc chiến tranh này có sự tham gia hoặc hậu thuẫn của hai nước đối đầu là Liên Xô và Mĩ.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 64, suy luận.

Cách giải:

Trật tự hai cực Ianta bao gồm sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ và Liên Xô. Trật tư này sụp đổ khi một cực bị tan rã. Năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đồng nghĩa với việc một cực đã bị tan rã, trật tự hai Ianta sụp đổ.

Chọn đáp án: D