Đề bài
Câu 1. Sau chiến thắng Đường 14 – Phước Long của ta, thái độ của đế quốc Mĩ như thế nào?
A. Thúc giục chính quyền Sài Gòn đưa quân đội chiếm lại.
B. Phản ứng mạnh.
C. Phản ứng yếu ớt, dùng áp lực đe dọa từ xa.
D. Dùng áp lực trực tiếp đe dọa.
Câu 2. Điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay là
A. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ.
B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ.
C. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển.
D. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển của châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
Câu 3. Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là:
A. “Cách mạng trắng”.
C. “Cách mạng chất xám”.
B. “Cách mạng khoa học kĩ thuật”.
D. “Cách mạng xanh”.
Câu 4. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
A. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian”.
B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.
C. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
D. “Chống đế quốc” và “chống phát xít, chống chiến tranh”.
Câu 5. “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ hoạt động của tổ chức nào?
A. Việt Nam thanh niên cách mạng.
C. Việt Nam Quang phục hội.
B. Hội Duy tân.
D. Đông Kinh nghĩa thục.
Câu 6. Lực lượng giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là:
A. quân đội Sài Gòn và quân đồng minh Mĩ.
C. quân đồng minh Mĩ.
B. quân viễn chinh Mĩ.
D. quân đội Sài Gòn.
Câu 7. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Nga.
B. thực hiện những cải cách dân chủ đem lại lợi ích cho nhân dân.
C. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 8. Vì sao Mĩ chấp nhận đến đàm phán, thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pari?
A. Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tiến công chiến lược Mậu Thân năm 1968.
C. Thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 9. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp là
A. khủng hoảng trầm trọng và suy yếu về mọi mặt.
B. phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
C. phát triển mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
D. kinh tế không phát triển nhưng chính trị, xã hội ổn định.
Câu 10. Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là
A. tiến hành 4 chiến lược chiến tranh ở Việt Nam.
B. thực hiện nhiều chiến lược qua các đời tổng thống.
C. góp phần quan trọng đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D. lập được nhiều khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO...).
Câu 11. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới ra đời vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là:
A. Liên hợp quốc.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Tổ chức thống nhất châu Phi.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 12. Điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Chiến tranh đặc biệt” là
A. hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
B. dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
C. sử dụng lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn.
D. có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930:
A. cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
B. cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông để kéo họ về phe vô sản giai cấp”.
D. cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 14. Trước khi đánh Buôn MaThuôt quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm mục đích gì?
A. Làm cho địch rối loạn, rút chạy.
C. Tạo thế bất ngờ.
B. Phân tán lực lượng địch.
D. Thu hút quân địch về hướng đó.
Câu 15. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là
A. dân tộc ta với thực dân Pháp.
C. vô sản vơi tư sản mại bản.
B. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. nhân dân ta với chế độ phong kiến.
Câu 16. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. tập trung cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
C. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc là
A. Đức tấn công nước Pháp.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.
C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
D. Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
Câu 18. Trọng tâm trong chiến lược phát triển của các nước sau “Chiến tranh lạnh” là
A. lấy văn hóa, giáo dục làm tư tưởng.
C. lấy quân sự làm trọng điểm.
B. lấy chính trị làm trọng tâm.
D. lấy kinh tế làm trọng điểm.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không thuộc kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
B. Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn được thành lập.
C. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
D. Thiệt hại về vật chất lên đến 4000 tỉ đôla.
Câu 20. Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 chứng tỏ
A. sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ ta.
B. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù.
C. đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.
D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng ta.
Câu 21. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày tại
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
C. Thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 22. Thắng lợi lớn nhất của quân và nhân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là
A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
B. buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
C. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viên của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của miền Bắc.
Câu 23. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
C. mở rộng phạm vi thế lực kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.
D. thiết lập quan hệ với các nước châu Á.
Câu 24. Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7 - 1973) xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1973 – 1975 là gì?
A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
C. bảo vệ vùng giải phóng.
D. bảo vệ những thành quả của cách mạng.
Câu 25. Nhận xét nào không đúng khi nói về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Là cơ quan chính trị, quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên.
B. Có 5 Ủy viên thường trực.
C. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng.
D. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 26. Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954?
A. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
C. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Câu 27. Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào?
A. Phát triển thịnh đạt.
B. Mới hình thành.
C. Khủng hoảng.
D. Bước đầu phát triển.
Câu 28. Tập đoàn Ních-xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ cơ bản gì?
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.
B. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta
C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 29. Tháng 2 – 1917, ở nước Nga có tình hình gì đặc biệt?
A. Lê-nin về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng tháng Hai.
B. Chính phủ Xô viết được thành lập.
C. Chính phủ tư sản rút ra khỏi chiến tranh thế giới.
D. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
Câu 30. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương từ 1885 – 1888 là:
A. chỉ phát triển ở Quảng Trị và Hà Tĩnh.
B. đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ ở vùng trung du.
D. phong trào phát triển về chiều sâu với những cuộc khởi nghĩa lớn.
Câu 31. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 – 1939).
Câu 32. Sự kiện nào chứng tỏ “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm thế giới?
A. “Kế hoạch Mác-san” và sự ra đời khối quân sự NATO.
B. Mĩ thông qua “Kế hoạch Mác-san”.
C. Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D. Sự ra đời của khối quân sự NATO và Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 33. Ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được xác định là
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
C. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
D. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
Câu 34. Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng (1930)?
A. Do 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ gây trở ngại lớn cho cách mạng.
B. Năm 1929, do phong trào công nhân trên thế giới và trong nước phát triển.
C. Do chủ nghĩa Mác – Lê-nin tác động mạnh vào ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. Do sự quan tâm của Quốc tế cộng sản đối với giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 35. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại trong khoảng thời gian:
A. 1922 – 1991
B. 1917 – 1991.
C. 1920 – 1991.
D. 1918 – 1991.
Câu 36. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự ra đời khối ASEAN.
B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
C. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
D. Nhiều nớc có tôc dộ phát triển khác nhau.
Câu 37. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 – 1945 diễn ra trong khoảng thời gian:
A. từ ngày 13 đến ngày 27 – 8 – 1945.
C. từ ngày 16 đến ngày 30 – 8 – 1945.
B. từ ngày 14 đến ngày 28 – 8 – 1945.
D. từ ngày 15 đến ngày 29 – 8 – 1945.
Câu 38. Trọng tâm đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2000) là
A. phát triển văn hóa, giáo dục.
C. phát triển kinh tế, chính trị.
B. cải tổ chính trị.
D. phát triển kinh tế.
Câu 39. Kết quả lớn nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) là
A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh.
B. đánh đuổi các thế lực đế quốc, giành độc lập chủ quyền.
C. hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các nước đế quốc.
D. chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Câu 40. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân cũ.
D. giai cấp địa chủ phong kiến.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | D | C | C | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | D | C | D | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | A | D | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | B | A | A | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | C | A | D | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
D | D | C | A | A |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | B | D | A | A |