Đề bài
Câu 1. Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. đầu tư vào nông nghiệp.
B. phát triển ngoại thương.
C. đẩy mạnh khai mỏ.
D. tăng thuế và ban hành nhiều loại thuế mới.
Câu 2. Ý nào không phản ánh nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A. Việc sản xuất ồ ạt chạy đua lợi nhuận dấn đến cung vượt quá cầu.
B. Các nước tư bản chủ nghĩa bao vây, cô lập Liên Xô.
C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
D. Đời sống nhân dân không được cải thiện.
Câu 3. Ý nào phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu Ban chấp hành trung ương Đảng.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành laajo một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng,…
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng,…
Câu 4. Đâu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản không có sự mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
B. Các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ của Quốc tế cộng sản.
C. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
D. Năng lực, uy tín Nguyễn Ái Quốc từ sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
Câu 5. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hình thức đấu tranh ở châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
B. lãnh đạo các cuộc đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
C. nhân dân châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. nhân dân châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
A. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập.
B. Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả.
C. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Các cường quốc bên ngoài tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á.
Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
B. chịu ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản.
C. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Các cường quốc bên ngoài tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á.
Câu 8. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa
A. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
B. mở ra quá trình liên kết với các nước bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
C. nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
D. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là
A. Các nước phát triển năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân.
B. tác động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
C. mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.
D. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lâp một trật tự thế giới mới.
Câu 10. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã
A. làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chỉ còn lại ở châu Á và Mĩ Latinh.
B. chứng tỏ học thuyết Mác – Lê-nin không còn phù hợp ở châu Âu.
C. làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn nữa.
D. giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.
Câu 11. Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là
A. trừ Nhật Bản, các nước trong khu vực đều lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.
B. trừ Nhật Bản, các nước trong khu vực đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định.
C. các nước tập trung tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
D. các nước tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế, đạt được những thành tựu quan trọng.
Câu 12. Ý nào sau đây thể hiện tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930)?
A. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.
B. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp trong xã hội Việt Nam.
C. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu và đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp trong xã hội Việt Nam.
D. Đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên hàng đầu và thấy được khả năng các mạng của giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 13. Vai trò chuẩn bị điều kiện tư tưởng chính trị cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt nam của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong hoạt động nào sau đây?
A. Năm 1920, Người khẳng định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
B. Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
C. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 14. Ý nào phản ánh không đúng hâu quả của Chiến tranh lạnh?
A. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe dọa nền an ninh quốc gia.
C. Các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.
D. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hòa thành
A. hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
B. hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
C. hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
D. hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 16. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp dẫn đến sự ra đời của những giai cấp nào ở Việt Nam?
A. Tư sản, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.
C. Công nhân, tư sản, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.
Câu 17. Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Khủng hoảng, suy thoái.
B. Phát triển nhanh chóng.
C. Phát triển không ổn định.
D. Phục hồi và phát triển trở lại.
Câu 18. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi thuộc phong trào giải phóng dân tộc vì
A. chế độ phận biệt chủng tộc kìm hãm sự phát triển của các dân tộc châu Phi.
B. chế độ phận biệt chủng tộc là tàn dư của chủ nghĩa phát xít.
C. chế độ phận biệt chủng tộc là một hình thức tồn tại của chủ nghĩa thực dân mới.
D. chế độ phận biệt chủng tộc là một hình thức tồn tại của chủ nghĩa thực dân
Câu 19. Nhân tố quan trọng nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1946 – 1950)?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
C. Tinh thần tự lực tự cường.
D. Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 20. Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki (1975) là
A. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học –kĩ thuật.
B. tăng cường hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
C. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.
D. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
Câu 21. Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản bộc lộ rõ nét nhất ở ý nào sau đây?
A. Năm 1968, tổng số sản phẩm quốc dân đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
B. Từ năm 1950 – 1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 20 lần.
C. Nhật là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
D. Từ một nước bại trận, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường.
Câu 22. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven là
A. Cho phép phát triển tự do một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận.
B. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
C. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hơp đồng dài hạn.
D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thị với chủ tư bản.
Câu 23. Ý nào thể hiện vai trò chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân Việt Nam?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, xây dựng cơ sở và thúc đây phong trào công nhân phát triển.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, lãnh đạo công nhân Việt Nam đấu tranh.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, giúp công nhân Việt Nam xây dựng tổ chức lãnh đạo thống nhất.
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin, giác ngộ ý thức chính trị cho công nhân Việt Nam.
Câu 24. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX
A. do giới cầm quyền Nhật tập trung xây dựng quân đội.
B. do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản.
C. do giới cầm quyền Nhật Bản tập trung đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
D. do thế và lực của Thiên hoàng còn quá lớn.
Câu 25. Ý nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của các mạng Việt Nam.
B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Mở ra một bước ngoặt lịch sử đối với cách mạng Việt Nam.
D. Đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
Câu 26. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc.
A. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
B. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
C. ngăn chặn đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
D. lôi kéo nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ.
Câu 27. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là
A. xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C. chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 28. Bài học kinh nghiệm cốt lõi mà Việt Nam có thể học tập từ Chính sách kinh tế mới (NEP) cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
A. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
B. Chủ trọng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
C. Đẩy mạnh lưu thông hàng hòa giữa thành thị và nông thôn.
D. Trao quyền tự chủ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Câu 29. Yếu tố có ý nghĩa quyết định làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài.
B. đường lối tiếp tục làm cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích.
C. Chính phủ lâm thời tư sản tiếp tục đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
D. Chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ nhưng nhiêu mâu thuẫn chưa được giải quyết.
Câu 30. Sự ra đời và những hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng có ý nghĩa
A. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng.
B. Khẳng định sự thất bại của khuynh hướng tư sản.
C. Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
D. Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 31. Khác với Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra theo hình thái
A. bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.
B. bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị.
C. kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
D. nổ ra đồng thời trên cả nước, bất kể nông thôn hay thành thị.
Câu 32. Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện
A. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Chi bộ công sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
C. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. thành lập An Nam Cộng sản đảng.
Câu 33. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì
A. Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa.
B. Quốc tế cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới.
C. Quốc tế cộng sản mang sứ mệnh giải phóng loài người.
D. Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc.
Câu 34. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân ở các nước tư bản. trước hết vì
A. Cách mạng tháng Mười Nga đã giải phóng cho các dân tộc trong đế quốc Nga.
B. Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười, Quốc tế cộng sản thành lập.
C. Đây là cuộc cách mạng vô sản giành thắng lợi đầu tiên trên thế giới.
D. Cách mạng tháng Mười đã mở ra một con đường mới cho cuộc đấu tranh của công nhân.
Câu 35. Ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. Làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
C. Tạo nên sự tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
D. Dẫn đến những thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Câu 36. Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hòa là gì?
A. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
B. Sự chênh lêch về trình độ khi tham gia hội nhập.
C. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
Câu 37. Thực chất của cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở Trung Quốc là gì?
A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu dài ở Trung Quốc.
C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản.
D. Là cuộc đấu tranh chống lại sự can thiệp của các cường quốc trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.
Câu 38. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiêp nặng ở Việt Nam nhằm
A. biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho công nghiệp Pháp.
B. thúc đẩy công nghiệp nhẹ ở Việt Nam phát triển.
C. biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
D. tạo điều kiện phát huy thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.
Câu 39. Trật tự thế giới theo hệ thống Vec-xai Oa-sinh-tơn sụp đổ khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Trục phát xít Béc-lin Tôkyô – Rôma hình thành.
D. Các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).
Câu 40. Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác?
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8-1925).
B. Cuộc bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | D | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | D | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | C | B | B | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | D | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | B | A | B | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | A | B | C |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | B | A | C | A |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | C | C | A | A |