Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: \(C = \left\{ {a \in \mathbb{N}^*\left| {a < 6} \right.} \right\}\)
Các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 6 là: 1, 2, 3, 4, 5
Vậy C = {1; 2; 3; 4; 5}.
M là tập hợp các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 5. Nếu x là phân tử của M thì khẳng định nào sau đây sai?
Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 5 là 1 và 3.
\(1,3 \in \mathbb{N}^*\) nên khẳng định A sai.
Viết tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn:\(35 \le x < 40\)
Các số tự nhiên thỏa mãn:\(35 \le x < 40\) là: $35, 36, 37, 38, 39$.
Tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn:\(35 \le x < 40\) là: \(C = \left\{ {35;36;37;38;39} \right\}\)
Thay mỗi chữ cái dưới đây bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:
\(m,101,n,p\) là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần.
Các số tự nhiên giảm dần là \(102, 101, 100, 99\).
Vậy \(m = 102,n = 100,p = 99\)
Số tự nhiên lớn nhất có năm chữ số khác nhau là:
98 765
Đọc: Chín mươi tám nghìn bảy trăm sáu mươi lăm.
Số tự nhiên nhỏ nhất có bảy chữ số khác nhau là
Số nhỏ nhất có 7 chữ số luôn có chữ số đầu tiên bên trái là số 1.
Để số này là số nhỏ nhất thì chữ số đằng sau số 1 cũng là nhỏ nhất và khác 1: Chọn số 0
Chữ số sau số 0 là số nhỏ nhất khác 1 và 0: Chọn số 2.
Cứ thế đến chữ số cuối cùng là số 6.
1 023 456
Đọc: Một triệu không trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu.
Số tự nhiên chẵn lớn nhất có bảy chữ số khác nhau là:
Số tự nhiên lớn nhất phải có chữ số đầu tiên bên trái là số 9
Tiếp theo đến số 8,7,6,5,4.
Chữ số cuối cùng phải là số chẵn lớn nhất và khác các số trên : Số 2 (Phải khác 8,6,4)
Vậy số tự nhiên chẵn lớn nhất là số 9 876 542.
Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là:
Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là 987 654
Đọc: Chín trăm tám mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi tư.
Cho tập hợp \(C = \left\{ {0;3;6} \right\}\). Số các số tự nhiên lẻ có bốn chữ số và số đó chứa tất cả các chữ số của tập C là
Vì tập các chữ số của số cần viết là tập C nên cả ba chữ số 0;3 và 6 đều có mặt. Vậy có một chữ số xuất hiện hai lần.
Hơn nữa, số cần viết là số lẻ nên hàng đơn vị của nó chỉ có thể là 3.
Từ các nhận xét trên, và do chữ số hàng nghìn khác 0 nên có hai trường hợp:
- Chữ số 3 ở hàng nghìn, ta có hai số: 3063; 3603
- Chữ số 6 ở hàng nghìn, ta có 5 số: 6603; 6063; 6033; 6303; 6003.
Vậy ta viết được 7 số thỏa mãn các điều kiện của bài viết.
Ngày cuối cùng của thế kỉ XX là?
Năm cuối cùng của thế kỉ XX là 2000.
Ngày cuối cùng của năm 2000 là ngày 31 tháng 12
Vậy ngày cuối cùng của thế kỉ XX là ngày 31 tháng 12 năm 2000
Số 4 được biểu diễn bằng số La Mã:
Số 4 được biểu diễn bằng IV
Cho số La Mã có giá trị 14, 16, 19 lần lượt là:
14, 16 và 19 đều có giá trị hàng chục là 10 nên đều có chữ X đằng trước.
Số 14: X + IV = XIV
Số 15: X + VI = XVI
Số 19: X + IX = XIX
Vậy 14, 16, 19 lần lượt là: XIV, XVI, XIX
Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là
Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là N.
Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là
Số tự nhiên liền sau số \(2018\) là số \(2018 + 1 = 2019.\)
Số tự nhiên nhỏ nhất là số
Tập hợp số tự nhiên \(N = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\)
Nên số tự nhiên nhỏ nhất là số \(0.\)
Số liền trước số \(1000\) là
Số tự nhiên liền trước số \(1000\) là số \(1000 - 1 = 999.\)
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A sai vì: 1 thuộc \(\mathbb{N}\) và cũng thuộc \(\mathbb{N}^*\).
Đáp án B sai vì: 0 thuộc \(\mathbb{N}\) nhưng không thuộc \(\mathbb{N}^*\)
Đáp án C sai vì: 0 không thuộc \(\mathbb{N}^*\) nhưng 0 thuộc \(\mathbb{N}\).
Đáp án D đúng vì: \(x \in \mathbb{N}^*\) có nghĩa là x là số tự nhiên khác 0, khi đó x là số tự nhiên, hay x thuộc \(\mathbb{N}\).
Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng?
n là một số tự nhiên lớn hơn 2 nên n nằm bên phải điểm 2 => B sai, C đúng
n là một số tự nhiên nhỏ hơn 5 nên n nằm bên trái điểm 2 =>A,D sai.
Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:
17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.
17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần nên các số đó lần lượt là 17, 19, 21.
Vậy \(a = 21,b = 19\)
\(\overline {a001} \left( {a \ne 0} \right)\) bằng
Số a là chữ số hàng nghìn nên ta nhân với 1000.
Hai số 0 lần lượt là hàng trăm (nhân với 100) và hàng chục (nhân với 10).
Số 1 là chữ số hàng đơn vị (nhân với 1).
\(\overline {a001} = a \times 1000 + 0 \times 100 + 0 \times 10 + 1\).