Tỉ số của hai số $a$ và $b$ là $120\% .$ Hiệu của hai số đó là $16.$ Tìm tổng hai số đó.
Đổi \(120\% = \dfrac{{120}}{{100}} = \dfrac{6}{5}\)
Hiệu số phần bằng nhau là: \(6 - 5 = 1\) (phần)
Số lớn là: \(16:1.6 = 96\)
Số bé là: \(16:1.5 = 80\)
Tổng hai số là: \(96 + 80 = 176\)
Trong một khu vườn có trồng ba loại cây mít, hồng và táo. Số cây táo chiếm $30\% $ tổng số cây, số cây hồng chiếm $50\% $ tổng số cây, số cây mít là $40$ cây. Hỏi tổng số cây trong vườn là bao nhiêu?
\(40\) cây mít ứng với: \(100\% - 30\% - 50\% = 20\% \) (tổng số cây)
Tổng số cây trong vườn là: \(40:20\% = 40:\dfrac{{20}}{{100}} = 200\) (cây)
Vậy có \(200\) cây trong vườn.
Tổng số đo chiều dài của ba tấm vải là \(224m.\) Nếu cắt \(\dfrac{3}{7}\) tấm vải thứ nhất, \(\dfrac{1}{5}\) tấm vải thứ hai và \(\dfrac{2}{5}\) tấm vải thứ ba thì phần còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Tính chiều dài tấm vải thứ nhất.
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 1 là: \(1 - \dfrac{3}{7} = \dfrac{4}{7}\) (tấm thứ nhất)
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 2 là: \(1 - \dfrac{1}{5} = \dfrac{4}{5}\) (tấm thứ hai)
Phân số chỉ số vải còn lại của tấm thứ 3 là: \(1 - \dfrac{2}{5} = \dfrac{3}{5}\) (tấm thứ ba)
Tỉ số giữa số mét vải tấm thứ hai và thứ nhất là: \(\dfrac{4}{7}:\dfrac{4}{5} = \dfrac{5}{7}\)
Tỉ số giữa số mét vải tấm thứ ba và thứ nhất là: \(\dfrac{4}{7}:\dfrac{3}{5} = \dfrac{{20}}{{21}}\)
\(224m\) vải ứng với số phần tấm thứ nhất là: \(1 + \dfrac{5}{7} + \dfrac{{20}}{{21}} = \dfrac{8}{3}\)
Tấm thứ nhất dài là: \(224:\dfrac{8}{3} = 84\left( m \right)\)
Vậy tấm thứ nhất dài \(84m.\)
Bạn Thu đọc một cuốn sách trong \(4\) ngày. Ngày thứ nhất Thu đọc được \(\dfrac{1}{5}\) cuốn sách và \(10\) trang. Ngày thứ hai, Thu đọc được \(\dfrac{4}{9}\) số trang còn lại và \(10\) trang. Ngày thứ ba, Thu đọc được \(\dfrac{2}{7}\) số trang còn lại và \(10\) trang. Ngày thứ tư, Thu đọc được \(\dfrac{8}{9}\) số trang còn lại và \(10\) trang cuối cùng. Hỏi cuốn sách Thu đã đọc có bao nhiêu trang?
\(10\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{8}{9}} \right) = \dfrac{1}{9}\) số trang đọc trong ngày thứ tư.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ ba là: \(10:\dfrac{1}{9} = 90\) (trang).
\(\left( {90 + 10} \right) = 100\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{2}{7}} \right) = \dfrac{5}{7}\) số trang sách còn lại sau ngày thứ hai.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ hai là: \(100:\dfrac{5}{7} = 140\) (trang).
\(\left( {140 + 10} \right) = 150\) trang là: \(\left( {1 - \dfrac{4}{9}} \right) = \dfrac{5}{9}\) số trang sách còn lại sau ngày thứ nhất.
Vậy số trang sách còn lại sau ngày thứ nhất là: \(150:\dfrac{5}{9} = 270\) (trang).
\(\left( {270 + 10} \right) = 280\) trang là \(\left( {1 - \dfrac{1}{5}} \right) = \dfrac{4}{5}\) số trang của cả cuốn sách.
Số trang của cả cuốn sách Thu đọc là: \(280:\dfrac{4}{5} = 350\) (trang).
Vậy cuốn sách Thu đọc có \(350\) trang.
Bạn Thanh rót sữa từ một hộp giấy đựng đầy sữa vào cốc được 180 ml để uống. Bạn Thanh ước tính sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp. Vậy dung tích hộp sữa là
ml
Bạn Thanh rót sữa từ một hộp giấy đựng đầy sữa vào cốc được 180 ml để uống. Bạn Thanh ước tính sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp. Vậy dung tích hộp sữa là
ml
Vì sữa trong hộp còn \(\dfrac{4}{5}\) dung tích của hộp nên 180 ml sữa đã rót chiếm:
\(\;1 - \dfrac{4}{5}\; = \;\dfrac{1}{5}\) dung tích.
Dung tích hộp sữa là \(180:\dfrac{1}{5}\; = 900\) ml
Đáp số: 900 ml
Một bể nuôi cá cảnh dạng khối hộp chữ nhật, có kích thước 30 cm x 40 cm và chiều cao 20cm. Lượng nước trong bể cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể. Tính số lít nước ở bể đó.
Thể tích của bể là:
\(30{\rm{ }}{\rm{. }}40{\rm{ }}{\rm{. }}20 = 24\,000\;\,c{m^2}\)
Số lít nước ở bể là:
\(24000\,.\,\dfrac{3}{4}\; = 18{\rm{ }}000\;c{m^3}\)
Đáp số: \(18{\rm{ }}000\;c{m^3}\)
Một bác nông dân vừa thu hoạch 30 kg cà chua và 12 kg đậu đũa.
Bác đem \(\dfrac{4}{5}\) ở số cà chua đó đi bán, giá mỗi ki-lô-gam cà chua là 12 500 đồng. Hỏi bác nông dân nhận được bao nhiêu tiền?
Bác nông dân nhận được số tiền bán cà chua là:
\(30.\;\dfrac{4}{5}.{\rm{ }}12{\rm{ }}500{\rm{ }} = {\rm{ }}300\,000\) (đồng)
Một bác nông dân vừa thu hoạch 30 kg cà chua và 12 kg đậu đũa.
Số đậu đũa bác vừa thu hoạch chi bằng \(\dfrac{3}{4}\) số đậu đũa hiện có trong vườn. Nếu bác thu hoạch hết tất cả thì được bao nhiêu ki-lô-gam đậu đũa?
Nếu bác thu hoạch hết tất cả thì được số ki-lô-gam đậu đũa là:
\(12:\;\dfrac{3}{4}\; = 16\) (kg)
Bạn An tham gia đội hoạt động tình nguyện thu gom và phân loại rác thải trong xóm.
Hết ngày, An thu được 9 kg rác khó phân huỷ và 12 kg rác dễ phân huỷ.
An đem \(\dfrac{3}{4}\) rác dễ phân huỷ đi đổi cây, biết cứ 3 kg rác dễ phân huỷ đổi được một cây sen đá. Vậy An nhận được bao nhiêu cây sen đá?
Số kg rác dễ phân hủy An đem đổi cây là: \(12.\dfrac{3}{4} = 9\) (kg)
Theo bài ra cứ 3 kg rác dễ phân huỷ đối được một cây sen đá
Vậy An đổi được 9 : 3 = 3 (cây)
Bạn An tham gia đội hoạt động tình nguyện thu gom và phân loại rác thải trong xóm.
Hết ngày, An thu được 9 kg rác khó phân huỷ và 12 kg rác dễ phân huỷ.
Số rác khó phân huỷ bạn An thu được bằng \(\dfrac{3}{{20}}\) số rác khó phân huỷ cả đội thu được. Đội của An thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam rác khó phân huỷ?
Đội của An thu được số ki lô gam rác khó phân hủy là:
\(9:\dfrac{3}{{20}} = 9.\dfrac{{20}}{3} = 60\,(kg)\)
Điền số thích hợp vào ô trống
Gấu túi là một loài thú có túi, ăn thực vật, sống ở một số bang của Ô-xtrây-li-a. Nó có chiều dài cơ thể từ 60 cm đến 85 cm và khối lượng từ 4 kg đến 15 kg. Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Gấu túi hoạt động vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là một vài loại lá cây bạch đàn, khuynh diệp.
Gấu túi dành \(\dfrac{3}{4}\) thời gian trong ngày để ngủ. Con người dùng \(\dfrac{1}{3}\) thời gian trong ngày để ngủ. Trong một ngày gấu túi ngủ nhiều hơn con người
giờ
Gấu túi là một loài thú có túi, ăn thực vật, sống ở một số bang của Ô-xtrây-li-a. Nó có chiều dài cơ thể từ 60 cm đến 85 cm và khối lượng từ 4 kg đến 15 kg. Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Gấu túi hoạt động vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là một vài loại lá cây bạch đàn, khuynh diệp.
Gấu túi dành \(\dfrac{3}{4}\) thời gian trong ngày để ngủ. Con người dùng \(\dfrac{1}{3}\) thời gian trong ngày để ngủ. Trong một ngày gấu túi ngủ nhiều hơn con người
giờ
Số giờ gấu túi ngủ là: 24 . \(\dfrac{3}{4}\) = 18 (giờ)
Số giờ con người ngủ là: 24 . \(\dfrac{1}{3}\) = 8 (giờ)
Trong một ngày gấu túi ngủ nhiều hơn con người số giờ là: \(18 - 8 = 10\) (giờ)
Tìm một số, biết: \(\dfrac{2}{{11}}\) của nó bằng 14?
Số cần tìm là: \(14:\dfrac{2}{{11}} = 14.\dfrac{{11}}{2} = 77\)