Khánh có $45$ cái kẹo. Khánh cho Linh \(\dfrac{2}{3}\) số kẹo đó. Hỏi Khánh cho Linh bao nhiêu cái kẹo?
Khánh cho Linh số kẹo là:
\(45.\dfrac{2}{3} = 30\) (cái kẹo)
Vậy Khánh cho Linh \(30\) cái kẹo.
Biết \(\dfrac{3}{5}\) số học sinh giỏi của lớp $6A$ là $12$ học sinh. Hỏi lớp $6A$ có bao nhiêu học sinh giỏi?
Lớp \(6A\) có số học sinh giỏi là:
\(12:\dfrac{3}{5} = 20\) (học sinh giỏi)
Vậy lớp \(6A\) có \(20\) học sinh giỏi.
Một lớp học có $30$ học sinh, trong đó có $6$ em học giỏi toán. Hãy tính tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi toán so với số học sinh cả lớp?
Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi toán so với số học sinh cả lớp là:
\(\dfrac{{6.100}}{{30}}\% = 20\% \)
Vậy số học sinh giỏi Toán chiếm \(20\% \) số học sinh cả lớp.
Tìm chiều dài của một đoạn đường, biết rằng \(\dfrac{4}{7}\) đoạn đường đó dài $40{\rm{ }}km.$
Chiều dài đoạn đường đó là:
\(40:\dfrac{4}{7} = 70\left( {km} \right)\)
Vậy chiều dài đoạn đường là \(70km\)
Tìm một số biết \(\dfrac{3}{5}\% \) của nó bằng $0,3.$
Đổi \(\dfrac{3}{5}\% = \dfrac{3}{5}:100 = \dfrac{3}{{500}}\)
Số đó là: \(0,3:\dfrac{3}{{500}} = \dfrac{3}{{10}}.\dfrac{{500}}{3} = 50\)
Vậy số cần tìm là \(50\)
Có tất cả $840kg$ gạo gồm ba loại: \(\dfrac{1}{6}\) số đó là gạo tám thơm, \(\dfrac{3}{8}\) số đó là gạo nếp, còn lại là gạo tẻ. Tính số gạo tẻ.
Có số gạo tám thơm là: \(840.\dfrac{1}{6} = 140\left( {kg} \right)\)
Có số gạo nếp là: \(840.\dfrac{3}{8} = 315\left( {kg} \right)\)
Có số gạo tẻ là: \(840 - 140 - 315 = 385\left( {kg} \right)\)
Vậy số gạo tẻ là \(385kg\)
Trên bản đồ vẽ một hình chữ nhật có chiều dài $5cm$ và chiều rộng $3cm.$ Tính chu vi thật của hình chữ nhật đó theo đơn vị mét. Biết rằng bản đồ được vẽ với tỉ lệ $1:1000.$
Chiều dài thực tế của hình chữ nhật là: \(5.1000 = 5000\left( {cm} \right) = 50\left( m \right)\)
Chiều rộng thực tế của hình chữ nhật là: \(3.1000 = 3000\left( {cm} \right) = 30\left( m \right)\)
Chu vi của hình chữ nhật đó là: \(\left( {50 + 30} \right).2 = 160\left( m \right)\)
Một hình chữ nhật có chiều dài là $20cm,$ chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{5}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Chiều rộng hình chữ nhật là: \(20.\dfrac{2}{5} = 8\left( {cm} \right)\)
Diện tích hình chữ nhật là: \(20.8 = 160\left( {c{m^2}} \right)\)
Vậy diện tích hình chữ nhật là \(160c{m^2}\)
Một cửa hàng có hai thùng dầu. Biết \(\dfrac{2}{3}\) số dầu ở thùng thứ nhất là $28$ lít dầu, \(\dfrac{4}{5}\) số dầu ở thùng thứ hai là $48$ lít dầu. Hỏi cả hai thùng dầu có tất cả bao nhiêu lít dầu?
Số dầu ở thùng thứ nhất là: \(28:\dfrac{2}{3} = 42\left( l \right)\)
Số dầu ở thùng thứ hai là: \(48:\dfrac{4}{5} = 60\left( l \right)\)
Cả hai thùng có số lít dầu là: \(42 + 60 = 102\left( l \right)\)
Trong rổ có $50$ quả cam. Số táo bằng \(\dfrac{9}{{10}}\) số cam và số cam bằng \(\dfrac{{10}}{{11}}\) số xoài. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam, táo và xoài?
Trong rổ có số quả táo là: \(50.\dfrac{9}{{10}} = 45\) (quả)
Trong rổ có số quả xoài là: \(50:\dfrac{{10}}{{11}} = 55\) (quả)
Trong rổ có tất cả số quả táo, cam và xoài là: \(50 + 45 + 55 = 150\) (quả)
Một cửa hàng nhập về $42{\rm{ }}kg$ bột mì. Cửa hàng đã bán hết \(\dfrac{5}{7}\) số bột mì đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam bột mì?
Số \(kg\) bột mì đã bán là: \(42.\dfrac{5}{7} = 30\left( {kg} \right)\)
Số \(kg\) bột mì còn lại là: \(42 - 30 = 12\left( {kg} \right)\)
Hùng có một số tiền, Hùng đã tiêu hết $57000$ đồng. Như vậy, số tiền đã tiêu bằng \(\dfrac{3}{4}\) số tiền còn lại. Hỏi lúc đầu Hùng có bao nhiêu tiền?
Số tiền còn lại sau khi Hùng đã tiêu là: \(57000:\dfrac{3}{4} = 76000\) (đồng)
Số tiền lúc đầu Hùng có là: \(57000 + 76000 = 133000\) (đồng)
Lớp $6A$ có $24$ học sinh nam. Số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh cả lớp. Hỏi lớp $6A$ có bao nhiêu học sinh nữ?
Lớp $6A$ có số học sinh là: \(24:\dfrac{4}{5} = 30\) (học sinh)
Lớp $6A$ có số học sinh nữ là: \(30 - 24 = 6\) (học sinh)
Tìm diện tích của một hình chữ nhật, biết rằng \(\dfrac{3}{8}\) chiều dài là $12cm,$ \(\dfrac{2}{3}\) chiều rộng là $12cm.$
Chiều dài của hình chữ nhật đó là: \(12:\dfrac{3}{8} = 32\left( {cm} \right)\)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: \(12:\dfrac{2}{3} = 18\left( {cm} \right)\)
Diện tích của hình chữ nhật đó là: \(32.18 = 576\left( {c{m^2}} \right)\)
Tỉ số giữa học sinh nam và học sinh nữ là $80\% .$ Tìm số học sinh nam, biết lớp $6A$ có $36$ học sinh?
Đổi \(80\% = \dfrac{4}{5}\), tức là số học sinh nam bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh nữ.
Tổng số phần là: $4 + 5 = 9$ (phần)
Lớp $6A$ có số học sinh nam là: \(36:9.4 = 16\) (học sinh)
Vậy lớp có \(16\) học sinh nam.
Minh đọc quyển sách trong $4$ ngày. Ngày thứ nhất Minh đọc được \(\dfrac{2}{5}\) số trang sách. Ngày thứ hai Minh đọc được \(\dfrac{3}{5}\) số trang sách còn lại. Ngày thứ ba đọc được $80\% $ số trang sách còn lại sau ngày thứ hai và ngày thứ tư đọc $30$ trang cuối cùng. Hỏi cuốn sách đó có bao nhiêu trang?
Số phần trang sách còn lại sau ngày thứ nhất là: \(1 - \dfrac{2}{5} = \dfrac{3}{5}\) (quyển sách)
Số phần trang sách đọc được của ngày thứ hai là: \(\dfrac{3}{5}.\dfrac{3}{5} = \dfrac{9}{{25}}\) (quyển sách)
Số phần trang sách còn lại sau ngày thứ hai là: \(1 - \dfrac{2}{5} - \dfrac{9}{{25}} = \dfrac{6}{{25}}\) (quyển sách)
Số phần trang sách đọc được ngày thứ ba là: \(\dfrac{6}{{25}}.80\% = \dfrac{{24}}{{125}}\) (quyển sách)
Số phần trang sách ứng với \(30\) trang cuối của ngày thứ tư là: \(1 - \dfrac{2}{5} - \dfrac{9}{{25}} - \dfrac{{24}}{{125}} = \dfrac{6}{{125}}\) (quyển sách)
Số trang sách của quyển sách là: \(30:\dfrac{6}{{125}} = 625\) (trang sách)
Vậy quyển sách có \(625\) trang
Hiện nay tuổi anh bằng \(\dfrac{2}{5}\) tuổi bố và bằng \(\dfrac{4}{3}\) tuổi em. Tính tổng số tuổi của hai anh em, biết rằng hiện nay bố $40\;$tuổi.
Hiện nay anh có số tuổi là: \(\dfrac{2}{5}.40 = 16\) (tuổi)
Hiện nay em có số tuổi là: \(16:\dfrac{4}{3} = 12\) (tuổi)
Tổng số tuổi của hai anh em là: \(16 + 12 = 28\) (tuổi)
Vậy tổng số tuổi của hai anh em là \(28\) tuổi
Hiệu của hai số là \(21.\) Biết \(37,5\% \) số lớn bằng \(0,6\) số nhỏ. Hai số đó là
Đổi \(37,5\% = \dfrac{3}{8};0,6 = \dfrac{3}{5}\)
Tỉ số giữa số lớn và số nhỏ là: \(\dfrac{3}{5}:\dfrac{3}{8} = \dfrac{8}{5}\)
Hiệu số phần bằng nhau là: \(8 - 5 = 3\) (phần)
Số lớn là: \(21:3 \times 8 = 56\)
Số nhỏ là: \(56 - 21 = 35\)
Vậy hai số đó là \(56;35\)
Một lớp có chưa đến \(50\) học sinh. Cuối năm có \(30\% \) số học sinh xếp loại giỏi; \(\dfrac{3}{8}\) số học sinh xếp loại khá, còn lại là trung bình. Tính số học sinh trung bình.
Đổi \(30\% = \dfrac{3}{{10}}\)
Vì số học sinh phải là số tự nhiên nên phải chia hết cho \(10\) và \(8\)
\(BCNN\left( {10,8} \right) = 40\) nên số học sinh của lớp là \(40\)
Phân số chỉ số học sinh trung bình là: \(1 - \dfrac{3}{{10}} - \dfrac{3}{8} = \dfrac{{13}}{{40}}\) (số học sinh)
Số học sinh trung bình là: \(40.\dfrac{{13}}{{40}} = 13\) (học sinh)
Vậy lớp có \(13\) học sinh trung bình.
Hai đám ruộng thu hoạch tất cả \(990kg\) thóc. Biết rằng \(\dfrac{2}{3}\) số thóc thu hoạch ở ruộng thứ nhất bằng \(\dfrac{4}{5}\) số thóc thu hoạch ở ruộng thứ hai. Hỏi đám ruộng thứ hai thu hoạch bao nhiêu thóc?
Tỉ số số thóc thu được của đám thứ nhất với đám thứ hai là: \(\dfrac{4}{5}:\dfrac{2}{3} = \dfrac{6}{5}\)
Tổng số phần bằng nhau là: \(6 + 5 = 11\) (phần)
Số thóc thu được của đám thứ hai là: \(990:11.5 = 450\left( {kg} \right)\)
Vậy đám thứ hai thu được \(450kg\)