1. Lý thuyết
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Lưu ý:
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
+ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
+ Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống lao động hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
2. Ví dụ
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn:
VD: Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ…
+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt …
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại:
VD: Trường từ vựng "Học sinh" bao gồm những từ khác nhau về từ loại:
+ Danh từ: Nam, nữ.
+ Động từ: Vui chơi, học tập, lao động…
+ Tính từ: Chăm chỉ, kiên nhẫn, hoạt bát…
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
VD: Từ “tay” có thể thuộc các trường từ vựng như:
- Trường từ vựng "cấu tạo của tay": ngón tay, cổ tay, bàn tay, móng, đốt…
- Trường từ vựng "đặc điểm của tay": Thon, búp măng, chuối mắn, chụt, què…
- Trường từ vựng "hoạt động của tay": Cầm nắm, ném, quăng…