1. Lý thuyết
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
2. Ví dụ
- Hành động hỏi: là hành động của người hỏi với mục đích muốn được cung cấp tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe.
=> Ví dụ: Bạn đã khỏe hẳn chưa?
- Hành động điều khiển: là hành động sai khiến của người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
=> Ví dụ: Buổi trưa hôm nay thật là nắng, mình quên mang ô, cậu đi mua ô và nước nhé!
- Hành động hứa hẹn: là hành động mà người nói tự mình ràng buộc thực hiện một hành động nào đó với người nghe.
=> Ví dụ: Con ráng học cho tốt nha, được điểm 10 mẹ cho con đi sở thú chơi.
- Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…): là hành động của người nói mà qua những lí lẽ, ý nghĩ của mình người nghe hiểu và tin tưởng.
=> Ví dụ: Con mèo nhà em có bộ lông trằn muốt!
- Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…): là hành động của người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.
=> Ví dụ: Mẹ tự hào về con lắm, con trai!