I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Trả lời câu hỏi (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a)
- Câu thứ nhất là câu chủ đề. Các câu sau triển khai làm rõ nội dung của câu chủ đề.
b)
- “Phạm Văn Đồng” đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau dấu hai chấm cung cấp những thông tin về Phạm Văn Đồng theo kiểu liệt kê.
2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
Trả lời câu hỏi (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a)
- Nhược điểm: Nội dung lộn xộn, chưa mạch lạc
- Sửa lại: Giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.
b)
- Nội dung sắp xếp chưa hợp lí
- Sửa lại: Giới thiệu lần lượt các bộ phận của đèn
(1) Phần đế đèn
(2) Phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn.
(3) Phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng).
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.
- Kết bài: “Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi sâu vào trong tâm trí em, nơi lưu giữ cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp”.
Trả lời câu 2 ( trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
“Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Sau 30 năm ở nước ngoài thì Bác đã trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng của dân tộc. Quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi và đặc biệt là sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954… Khi hòa bình được lập lại thì Bác đã đứng ra điều hành đất nước. Đưa ra nhiều chính sách, phát động nhiều phong trào và tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước.
Trả lời câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Sách Ngữ văn 8, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Với mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục : văn bản, chú thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập; phân môn Tập làm văn thường có các mục: nội dung (theo từng bài) và luyện tập.