I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, bên cạnh đó Người còn là một nhà văn xuất sắc của nền văn học nước nhà.
- Và nét về tác phẩm: Thuế máu chính là một lời tố cáo, lên án thực dân phong kiến tàn ác và cảm thương sâu sắc cho những người bản xứ phải chịu cảnh nô lệ, bóc lột.
II. Thân bài
1. Chiến tranh và người bản xứ
- Xoáy sâu và sự đối lập giữa thời kì: Trước chiến tranh và sau chiến tranh⇒ Làm nổi bật, tố cáo thủ đoạnlừa bịp của thực dân Pháp.
+ Trước chiến tranh: dân bản địa bị coi khinh, chà đạp, đối xử như súc vật, ngu si, bẩn thỉu…
+ Khi chiến tranh vừa mới xảy ra: Các nhà cầm quyền bắt đầu ngọt ngào, âu yếm, tâng bốc người dân thuộc địa lên tận mây xanh ⇒ phản ánh sự mâu thuẫn, vạch trần bộ mặt thâm hiểm giả dối của bọn thực dân.
+ Sự thật: người dân bản địa phải làm công cụ đỡ đạn cho chúng, nộp thuế máu cho bọn thực dân, xa vợ con, từ biệt quê hương để dấn thân vào chiến trường.
⇒ Từ ngữ miêu tả chân thực ⇒ sự sục sôi căm thù với dã tâm độc ác của bọn đế quốc xạo trá, niềm thương cảm xót xa, đau đớn cho số phận của người dân các nước thuộc địa.
2. Chế độ lính tình nguyện
- Bọn đế quốc gọi là đi lính tình nguyện nhưng thực ra là tóc nã, bắt ép săn đuổi đến không còn đường thoát.
- Chúng nghĩa ra hàng trăm cách để bắt nhân dân thuộc địa phải đi lính hoặc xì tiền ra.
- Những người đi lính bị đối xử một cách thậm tệ, bọ bắt buộc, bị nhốt.
⇒ Những sự việc xác đáng đã vạch trần bộ mặt giả dối, những hành động, thủ đoạn xấu xa, tố cáo sự thảm khốc tới toàn thế giới.
3. Kết quả của sự hi sinh
- Số phận bị thảm của những người lính thuộc địa sau khi kết thúc chiến tranh:
+ Tưởng rằng khi trở về sẽ được thưởng xứng đáng nhưng họ đột ngột bị chính quyền ném đá lại là những người bẩn thỉu.
+ Đối với những thương binh và gia đình sĩ tử, chính quyền đền bù thật khéo léo và có lợi bằng cách cung cấp cho họ môn bài bán lẻ thuốc phiện.
⇒ Văn bản thuế máu thể hiện sự phẫn nộ tột cùng của tác giả cũng như sự thức tỉnh lương tâm của những người tiến bộ trên toàn thế giới.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Văn bản là tiếng nói chung, tiếng nói của công lí, là sự phẫn nộ của toàn dân tộc trước những mưu trò bỉ ổi của thực dân phong kiến với sự đồng cảm thương xót cho những lớp người bị áp bức.