1. Tiểu sử
- Phan Bội Châu (1867 – 1940), quê ở Làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.
- Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.
- Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.
- Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
- Không chỉ là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, Phan Bội Châu còn là nhà văn nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Tác phẩm của ông khá đồ sộ bao gồm nhiều thể loại:
+ Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán)
+ Sào nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm)
+ Trùng Quang Tâm Sử (tiểu thuyết chữ Hán)
+ Phan Bội Châu Niên Biểu (hồi kí chữ Hán)
b. Phong cách nghệ thuật
- Tất cả những sáng tác của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.