I. TỪ VỰNG
1. Lý Thuyết
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Trường từ vựng.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Các biện pháp tu từ.
2. Thực hành
Trả lời câu hỏi (trang 157 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
a. Truyện dân gian gồm:
Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười
b. Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh trong ca dao Việt Nam:
VD 1: Nói quá
Tiếng đồn cha mẹ em hiền.
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ hai.
VD 2: Nói giảm nói tránh
Áo anh rách chỉ đã lâu
Hay mượn cô ấy về khâu cho cùng
c. Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Từng hạt mưa tí tách trên những tán lá non.
- Bộ váy mới mua của em gái tôi sặc sỡ như con tắc kè hoa.
II. NGỮ PHÁP
1. Lý thuyết
- Trợ từ, thán từ.
- Tình thái từ.
- Câu ghép.
2. Thực hành
Trả lời câu hỏi (trang 158 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
a. Viết câu
- Có trợ từ và tình thái từ: Mới đó đã 5 năm trôi qua rồi ư?
- Có trợ từ và thán từ: Trời ơi, chính cô ấy là người đã vẽ bưc tranh này!
b. Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Có thể tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nhưng nếu thay đổi thì ý diễn đạt của câu cũng thay đổi.
c. Câu ghép
- Dùng từ nối: Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
- Nối bằng cặp quan hệ từ: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.