Lý thuyết về văn bản thuyết minh

1. Lý thuyết

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

2. Ví dụ

Đền Ngọc Sơn

       Ở Hà Nội có cảnh đẹp là cảnh đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên một cái gò nổi lên ở giữa Hồ. Người đi lại phải qua một cái cầu bằng gỗ. Ở ngoài đường đi vào, về bên trái, có một cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây một cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là "Búp Tháp".

       Vào đến gần cầu, ở trên cái cửa tò vò có cái nghiên đá, đề là "Nghiễn Đài". Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là một vị thần coi về việc văn học, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.

       Trước cửa đền có cái nhà thuỷ tạ gọi là “Trấn Ba Đình", giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm".

(Theo Quốc Văn giáo khoa thư)

- Văn bản trên thuyết minh về Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, cung cấp một số thông tin về đặc điểm, lịch sử và các giá trị của di tích này.

Câu hỏi trong bài
Câu 4:

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:

Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.

Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông,
men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)

Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?

Câu 6:

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:

Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.

Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông,men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)

Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm như thế nào?

Câu 7:

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:

Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.

Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông,
men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)

Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

 

Câu 9:

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:

Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.

Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông,
men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)

Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?