Phân tích chi tiết tác phẩm Lão Hạc

1. Mở bài

- Vài nét về tác giả Nam Cao: Nhà văn hiện thực xuất sắc

- Khái quát về tác phẩm Lão Hạc: thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ thông qua hình tượng nhân vật Lão Hạc

2. Thân bài

a. Nhân vật lão Hạc

* Tình cảnh Lão Hạc

- Một lão nông già yếu, cô đơn ⇒ tình cảnh bi đát.

- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.

* Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán cậu Vàng

- Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý:

+ Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn.

+ Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó.

+ Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu.

+ Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm.

- Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng. ⇒ đắn đo, do dự, suy tính mãi.

- Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó:

+ Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước.

+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra.

+ Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít.

+ Lão hu hu khóc.

⇒ Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp ⇒ vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào.

⇒ Lão Hạc là một người nông dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực trung thực.

⇒ Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ.

* Cái chết của lão Hạc

- Lão nhờ ông giáo 2 việc:

+ Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó.

+ Mang hết tiền dành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi.

- Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, không có lối thoát của mình.

- Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm.

- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh... vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.

⇒ Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh ⇒ Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc.

⇒ Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng.

b. Nhân vật ông giáo

- Có cùng nỗi khổ của sự nghèo túng; có cùng nỗi đau phải bán đi những thứ mà mình yêu quí nhất.

   + Nếu như với một người nông dân như lão Hạc, sự nghèo đói khiến lão phải bán đi con chó – người bạn thân nhất của lão, thì với một trí thức như ông giáo, thứ ông quý trọng nhất, nâng niu nhất nhưng cuối cùng ông vẫn phải bán chúng đi để chữa bệnh cho con – đó là sách.

   + Cuộc sống khó khăn của ông giáo còn được thể hiện qua hình ảnh người vợ của ông. Sự nghèo đói, khổ cực đã khiến thị trở nên ích kỉ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con của thị.

⇒ Cuộc sống khó khăn bao trùm lên ngôi làng nhỏ, dù là một người trí thức cũng không thể thoát khỏi vòng vây của cái đói, cái khổ. Qua đó, nhà văn muốn tố cáo chế độ đương thời không những đẩy người nông dân vào mức đường cùng mà còn làm cho người trí thức cũng điêu đứng.

- Thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc, tìm mọi cách an ủi, giúp đỡ lão.

   + Từ khi con trai lão Hạc ra đi, ngoài cậu Vàng thì có lẽ, ông giáo chính là người thấu hiểu và đồng cảm với lão nhất, ông luôn lắng nghe mọi tâm sự của lão Hạc, từ việc con trai không có tiền cưới vợ phải bỏ đi đồn điền, đến việc lão muốn bán chó, muốn gửi vườn, gửi tiền.

   + Ông giáo luôn muốn giúp đỡ lão Hạc, dù chỉ là củ khoai, chén rượu, khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của ông, ông giáo vừa buồn vừa thông cảm. Sự giúp đỡ duy nhất của ông dành cho lão, có lẽ là giữ vườn và tiền làm ma hộ lão.

- Không chỉ với lão Hạc, ông giáo cũng hiểu và thông cảm cho sự ích kỉ của người vợ: “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi”.

=> Là một trí thức sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời và có tấm lòng nhân đạo cao cả.

- Ông là người hiểu đời hiểu người, có tấm lòng vị tha cao cả.

   + Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

   + Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

   + Ông giáo không chỉ gánh trên vai sựu thiếu thốn về vật chất mà còn gánh cả nỗi đau về tinh thần, đó là sự dày vò, day dứt khi không thể làm gì cho xã hội, cho đất nước, như chính trách nhiệm của một nhà nho, nhà trí thức đương thời.

   + Khi vợ ông ích kỉ với lão hạc, ông chỉ “buồn chứ không nỡ giận”, khi nghe Binh Tư nói lão Hạc muốn đánh bả chó, ông chỉ biết thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Và cho đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, điều duy nhất ông có thể làm đó là giữ trọn lời hứa với lão.

⇒ Ông giáo là người trí thức chân chính, trọng nhân cách, không mất đi lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua truyện ngắn này.

Câu hỏi trong bài