Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương:
1: cha – bố, cha, ba
2: Mẹ - mẹ, má
3: ông nội – ông nội
4: bà nội – bà nội
5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi
6: bà ngoại – bà ngoại, bà vãi
7: bác (anh trai cha): bác trai
8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái
9: chú (em trai của cha): chú
10: thím (vợ của chú): thím
11: bác (chị gái của cha): bác
12: bác (chồng chị gái của cha): bác
13: cô (em gái của cha): cô
14: chú (chồng em gái của cha): chú
15: bác (anh trai của mẹ): bác
16: bác (vợ anh trai của mẹ): bác
17: cậu (em trai của mẹ): cậu
18: mợ (vợ em trai của mẹ): mợ
19: bác (chị gái của mẹ): bác
20: bác (chồng chị gái của mẹ): bác
21: dì (em gái của mẹ): dì
22: chú (chồng em gái của mẹ): chú
23: anh trai: anh trai
24: chị dâu: chị dâu
25: em trai: em trai
26: em dâu (vợ của em trai): em dâu
27: chị gái: chị gái
28: anh rể (chồng của chị gái): anh rể
29: em gái: em gái
30: em rể: em rể
31: con: con
32: con dâu (vợ con trai): con dâu
33: con rể (chồng của con gái): con rể
34: cháu (con của con): cháu, em.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Tìm các từ xưng hô địa phương khác.
Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ)…
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt:
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
(Tiếng Nghệ - Nguyễn Bùi Vợi)
Đang tự nhiên, ai kêu: "Cho đọi nác..."
Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ
(Rảnh sèm nghe tiếng Nghệ - Hoàng Cát)